Nghề làm cao khô truyền thống xã Yên Phúc
13/03/2022 15:21
– Làm cao khô là nghề truyền thống của người dân xã Yên Phúc, huyện Văn Quan. Hiện nay, toàn xã có 16 hộ phát triển nghề làm cao khô, tập trung ở thôn Chợ Bãi 1, Chợ Bãi 2. Bình quân mỗi ngày, các hộ làm cao khô ở đây cung cấp ra thị trường gần 3.600 bó cao khô, giá trị kinh tế thu lại 5,2 triệu đồng/ngày, tương đương 150 triệu đồng/tháng và gần 1,9 tỷ đồng/năm. Năm 2020, sản phẩm cao khô được công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 3 sao cấp tỉnh, từ đó, thị trường tiêu thụ được mở rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đắk Lắk…
KIM HUYÊN
-
Gạo để làm cao khô là gạo bao thai, được đãi, vo sạch, ngâm nước từ 6 đến 8 tiếng. Sau đó, gạo được xay thành bột dẻo, sánh mịn và ủ qua một đêm
-
Sau khi nghiền, bột được cho vào máy để tráng thành bánh cao
-
Tiếp đến, người dân sẽ mang từng mành bánh cao vừa tráng ra phơi nắng, phơi khoảng 3 đến 4 tiếng là đạt yêu cầu
-
Bánh cao sau khi phơi nắng được ngâm, ủ nước lạnh từ 3 đến 4 tiếng, sau đó cắt thành sợi rồi tiếp tục phơi nắng khoảng một ngày cho sợi cao khô
-
Tiếp đến, cao khô được bó thành cuộn
-
Tùy theo nhu cầu khách hàng mà người dân bó thành các bó to, nhỏ khác nhau với giá từ 4.000 đồng đến 7.000 đồng/bó
-
-
Các bó cao sau đó sẽ được đóng vào túi và dán tem, nhãn
-
Khách hàng có nhu cầu mua cao khô để làm quà sẽ được người dân ở đây đóng hộp
-
Sản phầm cao khô Chợ Bãi được trưng bày tại gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Văn Quan