Ớt cay đã hoá ngọt bùi
03/08/2010 14:38
LSO-Không phải cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng, ớt Lạng Sơn phát triển còn nhỏ lẻ manh mún. Nhưng những năm gần đây thị trường đầu ra cho ớt đã khá thuận. Không ít hộ trồng ớt thu cả trăm triệu đồng mỗi vụ. Đã có những thương gia liên kết với nông dân trồng ớt. Nếu xây dựng được mối liên kết 4 nhà thì cây ớt sẽ là cây làm giàu đầy tiềm năng.Nông dân Lộc Bình bán ớt tại "Chợ ớt"“Chợ ớt”, điều rất mới ở Xứ LạngNăm nay, bãi đất trống trong Khu đô thị Phú Lộc 4 trở thành chợ đầu mối của ớt. Từ đây, ớt được phơi khô, chế biến rồi xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan...Hàng chục hộ nông dân thuộc khối 8 phường Vĩnh Trại trở thành những “công nhân” chế biến ớt không chuyên. Bước vào bãi phơi ớt của anh Phạm Thành Công, có lẽ từ trước tới nay chúng tôi chưa thấy chỗ nào phơi nhiều ớt đến thế, ớt được xếp thành từng đống, trên cả bãi đất rộng 3 ngàn mét Ớt chất thành đống trên những miếng bạt rộng như...
LSO-Không phải cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng, ớt Lạng Sơn phát triển còn nhỏ lẻ manh mún. Nhưng những năm gần đây thị trường đầu ra cho ớt đã khá thuận. Không ít hộ trồng ớt thu cả trăm triệu đồng mỗi vụ. Đã có những thương gia liên kết với nông dân trồng ớt. Nếu xây dựng được mối liên kết 4 nhà thì cây ớt sẽ là cây làm giàu đầy tiềm năng.
![]() |
Nông dân Lộc Bình bán ớt tại “Chợ ớt” |
“Chợ ớt”, điều rất mới ở Xứ Lạng
Năm nay, bãi đất trống trong Khu đô thị Phú Lộc 4 trở thành chợ đầu mối của ớt. Từ đây, ớt được phơi khô, chế biến rồi xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…Hàng chục hộ nông dân thuộc khối 8 phường Vĩnh Trại trở thành những “công nhân” chế biến ớt không chuyên. Bước vào bãi phơi ớt của anh Phạm Thành Công, có lẽ từ trước tới nay chúng tôi chưa thấy chỗ nào phơi nhiều ớt đến thế, ớt được xếp thành từng đống, trên cả bãi đất rộng 3 ngàn mét Ớt chất thành đống trên những miếng bạt rộng như mái đình, ngay giường ngủ của ông chủ cũng bị biến thành nơi để ớt. Nhưng chưa hết, ớt từ các huyện Lộc Bình, Chi Lăng, Hữu Lũng, Cao Lộc vẫn ùn ùn chở về, tiếng người mua kẻ bán làm cả Khu tái định cư Phú Lộc như một cái chợ chỉ dành cho ớt. Lau những giọt mồ hôi lăn dài trên má, mắt vẫn hơi nheo vì vị cay của ớt, chị Vi Thị Hoàn, xã Bằng Khánh huyện Lộc Bình tâm sự, năm nay trồng ớt lãi chú ạ, mỗi cân ớt 15 ngàn đồng, chỉ trong 3 tháng so với làm lúa thế là lợi rồi. Nhà chị trồng được 6 sào với sản lượng thế này chắc cũng thu được trên 20 triệu đồng. Tiếc là mấy năm trước giá ớt thất thường, hay bị ép thậm chí có lúc đổ đi nên chưa dám đầu tư lớn. Theo ước tính của ngành nông nghiệp, cây ớt vẫn tính chung trong nhóm cây gia vị, cộng sản lượng rau màu. Tách bạch ra, cả tỉnh thu khoảng 15 ngàn tấn ớt mỗi năm. Vì ít, nên trồng ớt chưa thành phong trào, việc trồng ớt vẫn là tự phát. Mấy năm trở lại đây thị trường cho cây ớt ổn định, chỉ tính riêng nhu cầu trong nước đã quá lớn, người nông dân thì chưa kịp thích nghi với loại cây trồng mới này nên mất một cơ hội làm giàu từ ớt. Cũng do cây ớt bắt đầu có vị thế trong xuất khẩu, nhiều chủ thu gom hàng xuất hiện, ngay tại Lạng Sơn, Lộc Bình, Chi Lăng, người ta cũng bắt đầu biết đến những cái tên như Hà Thị Phượng, Hải, Đăng… là những chủ thu gom ớt có tiếng. Vào vụ, ớt từ các nơi đổ về bãi đất trống trong Khu đô thị Phú Lộc 4 thành cái chợ ớt đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chợ ớt mỗi ngày có hàng trăm giao dịch mua bán, nhiều thì cả xe ô tô, ít thì vài ba gánh ớt, ớt mang đến tới đâu được người ta cân ngay tới đó. Từ chợ ớt những nông dân nhàn rỗi làm được đủ thứ nghề, nhặt ớt rơi vãi, cân lại cho chủ, ngắt cuống ớt, đảo ớt thuê với giá 80 ngàn đồng 1 ngày.
Cần mối liên kết bốn nhà
Theo chị Hà Thị Phượng, một chủ ớt, trước đây nhà chị thu gom nhỏ lẻ, nay chị đã đầu tư chiều sâu bằng giống, kỹ thuật để người nông dân trồng. Năm 2010, chị đã đầu tư cho nông dân Lộc Bình trên 1 tỷ đồng, đang đầu tư tại huyện Chi Lăng bằng cả giống và phân bón. Theo chị, bước đầu đầu tư để người dân làm quen với loại cây trồng mới, chứ hiệu quả của cây ớt thì chị biết rất rõ. Chị có khách nước ngoài sẵn sàng ký hợp đồng 10 năm. Biết lợi cho mình và cho cả nông dân nhưng không dám ký, vì ký rồi nhỡ không thu được đủ, phá hợp đồng thì tiền phạt sẽ rất cao. Mong ước lớn nhất của chị là có một xưởng ổn định để chế biến ớt, phải có tầm 5.000 mét đất, điều ấy với doanh nghiệp nhỏ như chị là rất khó.
![]() |
Phơi chế biến ớt |
Với cây ớt, nếu biết khai thác đúng hướng nó sẽ trở thành cây có hiệu quả kinh tế cao vì nó phù hợp với điều kiện thời tiết, ít sâu bệnh và chu kỳ ngắn, hiện cho thu nhập cao gấp đôi lúa. Nhưng để cây ớt phát triển được vẫn cần nhất sự liên kết 4 nhà, thương gia, nông dân thì đương nhiên, còn nhà khoa học và Nhà nước lúc này cần hơn cả vì chỉ có hai nhà ấy mới biến ước mơ được thuê đất xây xưởng của chị Phượng, anh Dũng thành hiện thực.
Nguyễn Đông Bắc