LSO-Ở khu vực nông thôn, nhất là các xã vùng cao trong huyện Bình Gia, nhiều hộ dân chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh mà chỉ được dựng tạm bợ gây ô nhiễm môi trường. Để vận động người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, ngoài sự quan tâm hỗ trợ từ các dự án thì vai trò của đội ngũ y tế cơ sở là rất quan trọng.Vấn đề vệ sinh môi trường ở nông thôn chưa được quan tâm - Ảnh: Thanh SơnXã Tân Hòa là một trong những xã gần như xa nhất huyện, gần 100% là người dân tộc Dao. Bên cạnh những nguyên nhân như điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, không có nguồn kinh phí, thì một nguyên nhân không nhỏ dẫn tới thực trạng nhà vệ sinh ở nông thôn còn bị bỏ ngỏ, đó là người dân chưa quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Từ năm 2.000 trở về trước, 100% hộ gia đình trong xã Tân Hòa không có nhà vệ sinh, nhiều gia đình hết năm này qua năm khác vẫn “hài lòng”...
LSO-Ở khu vực nông thôn, nhất là các xã vùng cao trong huyện Bình Gia, nhiều hộ dân chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh mà chỉ được dựng tạm bợ gây ô nhiễm môi trường. Để vận động người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, ngoài sự quan tâm hỗ trợ từ các dự án thì vai trò của đội ngũ y tế cơ sở là rất quan trọng.
 |
Vấn đề vệ sinh môi trường ở nông thôn chưa được quan tâm – Ảnh: Thanh Sơn |
Xã Tân Hòa là một trong những xã gần như xa nhất huyện, gần 100% là người dân tộc Dao. Bên cạnh những nguyên nhân như điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, không có nguồn kinh phí, thì một nguyên nhân không nhỏ dẫn tới thực trạng nhà vệ sinh ở nông thôn còn bị bỏ ngỏ, đó là người dân chưa quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
Từ năm 2.000 trở về trước, 100% hộ gia đình trong xã Tân Hòa không có nhà vệ sinh, nhiều gia đình hết năm này qua năm khác vẫn “hài lòng” với việc sử dụng nhà tiêu tạm bợ hoặc tận dụng bìa rừng, bãi đất, chỏm đồi…làm nơi giải quyết nhu cầu bức thiết mỗi ngày. Thậm chí có hộ, điều kiện kinh tế dư giả, nhà cửa khang trang nhưng nhà vệ sinh vẫn cứ sơ sài hoặc không có. Chưa có nhà vệ sinh cộng với ý thức của người dân chưa cao nên việc đi vệ sinh bừa bãi dẫn tới ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho dịch, bệnh phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe con người…
Cũng giống như nhiều gia đình trong xã, trước đây gia đình anh Phong ở bản Khuổi Phung cũng không có nhà vệ sinh. Khi được cán bộ y tế đến tuyền vận động về chăm sóc sức khỏe, hiện gia đình anh đã làm nhà vệ sinh và vận động nhiều gia đình khác cùng làm theo.
Đến nay 100% hộ gia đình ở bản Khuổi Phung đã có nhà vệ sinh, dù chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng đã góp phần làm thay đổi môi trường cũng như cách nghĩ của người dân. Anh Đặng Ngọc Vinh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Tân Hòa cho biết: “Xã Tân Hòa là xã vùng sâu, vùng xa, công việc tuyên truyền về mảng vệ sinh môi trường gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế.
Do vậy, Trạm y tế đã tuyên truyền phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, nhất là khối Mặt trận, hàng năm chúng tôi đưa vệ sinh môi trường là một tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa. Hiện nay riêng nhà vệ sinh thì toàn xã mới đạt khoảng 40%, do vậy số còn lại trạm tiếp tục phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền dần để tiến tới mọi nhà trong xã đều có công trình vệ sinh…”
Hầu hết hiện nay tại các xã vùng sâu, vùng xa nói chung, người dân vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh mà hầu hết nếu có cũng chỉ dựng tạm bợ, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp… Để khắc phục được tình trạng này, ngoài công tác tuyên truyền vận động, rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ các chương trình, dự án từ trung ương đến địa phương góp phần cải thiện môi trường nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.