Thứ tư,  29/11/2023

Tìm hiểu ông cha ta vui tết: Đọc hương ước

LSO-Tục lệ đầu năm này ở hương thôn, thật là đẹp, và ngày nay vẫn có thể áp dụng được. Vì những năm qua thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, hầu hết các làng xã đã xây dựng được những quy ước làng xã (được chính quyền các cấp và ngành văn hoá duyệt y). Ngày xưa, những điều lệ này được gọi là hương ước (hoặc thúc ước); nhiều nơi những bản điều lệ này rất dài, có bản gồm đến ba bốn chục điều khoản. Do vậy mà nhiều làng đã phải nhờ những nhà khoa bảng đúc kết lại thành một bản văn vần (theo lối phú, hay thành thơ lục bát), những bản như thế được gọi là các bài văn thúc ước. Văn này phải đọc lại cho toàn thể dân làng nghe vào dịp đầu xuân.Sau khi vị tiên chỉ áo mũ chỉnh tề, bái lạy, thắp hương, dâng rượu lên hương án của Thành hoàng, một vị tư văn được cử ra, đọc toàn văn bài thúc ước cho toàn thể dân làng nghe. Bài được viết theo lối văn biền ngẫu,...

LSO-Tục lệ đầu năm này ở hương thôn, thật là đẹp, và ngày nay vẫn có thể áp dụng được. Vì những năm qua thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, hầu hết các làng xã đã xây dựng được những quy ước làng xã (được chính quyền các cấp và ngành văn hoá duyệt y).
Ngày xưa, những điều lệ này được gọi là hương ước (hoặc thúc ước); nhiều nơi những bản điều lệ này rất dài, có bản gồm đến ba bốn chục điều khoản. Do vậy mà nhiều làng đã phải nhờ những nhà khoa bảng đúc kết lại thành một bản văn vần (theo lối phú, hay thành thơ lục bát), những bản như thế được gọi là các bài văn thúc ước. Văn này phải đọc lại cho toàn thể dân làng nghe vào dịp đầu xuân.
Sau khi vị tiên chỉ áo mũ chỉnh tề, bái lạy, thắp hương, dâng rượu lên hương án của Thành hoàng, một vị tư văn được cử ra, đọc toàn văn bài thúc ước cho toàn thể dân làng nghe. Bài được viết theo lối văn biền ngẫu, nhắc nhở mọi người phải nhớ nhiệm vụ công dân, phải giữ gìn trật tự, phải chống tham ô, nhũng lạm; đơn cử như một câu trong thúc ước của làng (Kiên Nghĩa, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh ) soạn vào giữa thế kỷ 19 có câu:
“…Trên lễ nhượng, dưới hoà lễ nhượng, tiệc ăn ngồi phải cứ thứ tôn ti.
Trong trang nghiêm, ngoài cũng trang nghiêm,
kẻ xem sóc chớ sinh điều lạm nhũng”…

Câu văn ấy, nếu đọc vào ngày Tết bây giờ cũng còn thấm thía.

Thanh Luyện (st)