LSO-Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành kinh tế kỹ thuật chuyên xây dựng cầu, đường bộ, đường thủy, đường sắt và vận tải; phạm vi hoạt động rộng, tính chất công việc nặng nhọc và độc hại, điều kiện làm việc của các đơn vị phân tán, lưu động, công trường luôn chịu sự tác động của thời tiết…Tuy vậy, vượt qua mọi khó khăn đó, đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) toàn ngành đã luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và một trong những nhiệm vụ tiêu biểu là thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nông nghiệp và phát triển nông thôn.Để thực hiện có hiệu quả phong trào trên, ngành GTVT đã tích cực phối hợp với các ngành, huyện, thành phố, hàng năm tổ chức phát động phong trào “ra quân làm đường giao thông nông thôn” được nhân dân hăng hái tham gia tạo thành phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp đến xã vùng sâu, vùng xa, các thôn bản. Công đoàn ngành đã phát...
LSO-Giao thông vận tải (GTVT) là một ngành kinh tế kỹ thuật chuyên xây dựng cầu, đường bộ, đường thủy, đường sắt và vận tải; phạm vi hoạt động rộng, tính chất công việc nặng nhọc và độc hại, điều kiện làm việc của các đơn vị phân tán, lưu động, công trường luôn chịu sự tác động của thời tiết…
Tuy vậy, vượt qua mọi khó khăn đó, đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) toàn ngành đã luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và một trong những nhiệm vụ tiêu biểu là thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Để thực hiện có hiệu quả phong trào trên, ngành GTVT đã tích cực phối hợp với các ngành, huyện, thành phố, hàng năm tổ chức phát động phong trào “ra quân làm đường giao thông nông thôn” được nhân dân hăng hái tham gia tạo thành phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp đến xã vùng sâu, vùng xa, các thôn bản. Công đoàn ngành đã phát động phong trào “thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn” trong CNVCLĐ với mục tiêu: Nâng cao chất lượng làm đường giao thông nông thôn. Thông qua đó, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc, góp phần đắc lực phục vụ đời sống, phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Cụ thể là việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông nông thôn đã mang lại kết quả tích cực, mạng lưới đường từ xã đến thôn, liên xã, liên thôn tiếp tục được xây dựng và cải thiện, ngày càng nhiều mặt đường được bê tông hóa với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm… Trong 5 năm (2005 – 2009), trên cơ sở huy động mọi nguồn nội lực như vốn sự nghiệp giao thông của tỉnh, huyện, vốn 135, 120… và nhân dân đóng góp bằng tiền và ngày công đã mở mới được 1.886 km đường, sửa chữa 12.053 km đường các loại; xây dựng 182 vị trí cầu, ngầm dài gần 3.000m; nâng cấp hàng nghìn km mặt đường… Bên cạnh đó, việc xây dựng, nâng cấp các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh được quan tâm, ngành đã cơ bản hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1A,1B; triển khai đầu tư nâng cấp cải tạo Quốc lộ 4A, 4B, Tỉnh lộ 279, 31, đường 225, 226… tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa các vùng miền.

Làm đường GTNT ở huyện Lộc Bình – Ảnh: Lê Minh
Nhằm đảm bảo thời gian, khối lượng công việc và chất lượng các công trình, hàng năm Sở GTVT đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các huyện, thành phố quản lý, nâng cao chất lượng đầu tư làm đường giao thông nông thôn. Sở đã tổ chức các lớp tập huấn về quản lý và duy tu bảo dưỡng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; soạn thảo tài liệu cấp phát cho đội ngũ cán bộ làm công tác giao thông cấp xã, phường trong tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chất lương thi công bê tông xi măng, nhất là các xã đã giao việc quản lý và duy tu đường đến tận các thôn, bản và hộ dân. Từ đó, chất lượng, hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng đường giao thông từ xã đến thôn, bản đã được nâng lên rõ rệt. Đến nay, trên địa bàn tỉnh ta 100% xã có đường ô tô đi đến trung tâm, 85% xã có đường ô to đi lại được 4 mùa, hoạt động vận tải công cộng thực hiện xã hội hóa ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Với những kết quả đạt được trong việc thực hiện phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn do Công đoàn ngành GTVT tổ chức và vận động CNVCLĐ thực hiện đã phần nào khẳng định ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng của phong trào. Phát huy kết quả đó, trong thời gian tới, Công đoàn ngành tiếp tục vận động CNVCLĐ thực hiện mục tiêu: Hướng về nông nghiệp, phát triển nông thôn mà nhiệm vụ trọng tâm là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông.