Chủ nhật,  10/12/2023

Xuất hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm ở Điện Biên

Theo tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), các đơn vị chức năng tỉnh Điện Biên phát hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm H5N1 mới ở xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên), 300 con vịt bị bệnh tại ổ dịch này đã được đưa đi tiêu hủy kịp thời.Ổ dịch cúm gia cầm nêu trên được phát hiện tại gia đình ông Vũ Tiến Mạnh, đội 13, xã Thanh Hưng. Đợt dịch cúm gia cầm bùng phát tại tỉnh Điện Biên xuất hiện đầu tiên ở xã Thanh Yên (huyện Điện Biên) vào ngày 19/1, sau đó lan ra hai xã khác là Thanh Hưng và Noong Luống. Sau gần 3 tháng phát dịch, có gần 8.000 con gia cầm, hơn 7.500 quả trứng nhiễm dịch bị tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Điện Biên hiện không bùng phát trên diện rộng, nhưng vẫn xuất hiện rải rác nên khó phát hiện để kịp thời để ngăn chặn và xử lý. Các đơn vị chức năng đánh giá đây là đợt dịch diễn biến hết sức phức tạp nên phải tập trung theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hơn...

Theo tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), các đơn vị chức năng tỉnh Điện Biên phát hiện thêm một ổ dịch cúm gia cầm H5N1 mới ở xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên), 300 con vịt bị bệnh tại ổ dịch này đã được đưa đi tiêu hủy kịp thời.

Ổ dịch cúm gia cầm nêu trên được phát hiện tại gia đình ông Vũ Tiến Mạnh, đội 13, xã Thanh Hưng. Đợt dịch cúm gia cầm bùng phát tại tỉnh Điện Biên xuất hiện đầu tiên ở xã Thanh Yên (huyện Điện Biên) vào ngày 19/1, sau đó lan ra hai xã khác là Thanh Hưng và Noong Luống.

Sau gần 3 tháng phát dịch, có gần 8.000 con gia cầm, hơn 7.500 quả trứng nhiễm dịch bị tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Điện Biên hiện không bùng phát trên diện rộng, nhưng vẫn xuất hiện rải rác nên khó phát hiện để kịp thời để ngăn chặn và xử lý. Các đơn vị chức năng đánh giá đây là đợt dịch diễn biến hết sức phức tạp nên phải tập trung theo dõi, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, tại 7/29 quận, huyện, thị xã đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1; 1 ca mắc cúm A/H5N1; 95 bệnh nhân sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2009…

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, năm nay thành phố sẽ triển khai phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng ngay trong tháng 3, đồng thời đẩy mạnh việc tiêm phòng vắcxin cúm cho gia cầm (dự kiến năm nay tiêm cho khoảng 25 triệu con gia cầm, năm 2009 là 22 triệu con).

Hiện nay, hai dịch bệnh nguy hiểm là sốt xuất huyết và cúm A/H5N1 đều chưa có vắcxin phòng bệnh, do đó Ban Chỉ đạo khuyến cáo mọi người dân không được chủ quan, nên duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ sáu hoặc sáng thứ bảy hằng tuần tại các cụm dân cư; không ăn gia cầm bị ốm chết; ngủ nằm màn… Khi có biểu hiện cúm, sốt cao cần đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Theo VnMedia