LSO-Bác sĩ Phạm Đức Cơ, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cao Lộc cho biết: những năm qua, ngành y tế, dân số (DS) huyện Cao Lộc đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao cho đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 49 tuổi) và các dịch vụ làm mẹ an toàn…Tuy nhiên chăm sóc SKSS cho đối tượng vị thành niên (VTN) nói riêng thì mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền lồng ghép, trên thực tế vấn đề này cũng rất tế nhị và còn gặp nhiều khó khăn: hiện nay ở khu vực thành thị, tình trạng thanh niên, VTN quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn và nạo phá có xu hướng gia tăng, một số em lạm dụng các chất gây nghiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần; vùng nông thôn lại khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế… Bác sĩ Cơ cho rằng giáo dục giới...
LSO-Bác sĩ Phạm Đức Cơ, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cao Lộc cho biết: những năm qua, ngành y tế, dân số (DS) huyện Cao Lộc đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/KHHGĐ đến vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao cho đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 49 tuổi) và các dịch vụ làm mẹ an toàn…
Tuy nhiên chăm sóc SKSS cho đối tượng vị thành niên (VTN) nói riêng thì mới chỉ dừng ở mức tuyên truyền lồng ghép, trên thực tế vấn đề này cũng rất tế nhị và còn gặp nhiều khó khăn: hiện nay ở khu vực thành thị, tình trạng thanh niên, VTN quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý muốn và nạo phá có xu hướng gia tăng, một số em lạm dụng các chất gây nghiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần; vùng nông thôn lại khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế… Bác sĩ Cơ cho rằng giáo dục giới tính cho đối tượng này là hết sức cần thiết; nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng DS của toàn xã hội.

|
Kê đơn thuốc cho người bệnh ở TTYT huyện Văn Lãng
Ảnh: Thanh Hòa
|
Nhiều bậc cha mẹ còn rất băn khoăn và không ít người vẫn nghĩ rằng cần phải giấu diếm thông tin về sinh lý, về các biện pháp tránh thai đối với lứa tuổi VTN, vì làm thế là “vạch đường cho hươu chạy”. Bác sĩ Cơ bày tỏ: “không vạch đường thì hươu vẫn chạy”, thực tế không ít những trường hợp còn đang cắp sách đến trường đã có thai ngoài ý muốn dẫn đến phải nạo phá thai, về hậu quả thì những tai biến có thể xảy ra như băng huyết, nhiễm trùng, sót nhau, thủng tử cung gây vô sinh sau này… ảnh hưởng lâu dài về thể chất và tinh thần. Hiện nay giải pháp tốt nhất vẫn là tăng cường tuyên truyền giáo dục bằng nhiều hình thức để các em có nhận thức đầy đủ, từ đó có hành vi đúng. Bác sĩ Nguyễn Thị Bút, Giám đốc Trung tâm y tế Cao Lộc – người đã từng tham gia tư vấn trong chương trình truyền thông giáo dục SKSS do Đoàn thanh niên huyện Cao Lộc phối hợp với Tung tâm GDTX của huyện tổ chức năm 2009 thì cho biết: Tại buổi tư vấn trực tiếp, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những câu hỏi chuyển tới của các em chủ yếu đề cập đến những thay đổi trong cơ thể của tuổi mới lớn, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS, có những câu hỏi ngộ nghĩnh như: hôn nhau có thai không?… Tất cả những thắc mắc về tâm sinh lý của các em đều được chúng tôi giải đáp trực tiếp. Tôi cho rằng đây là hình thức tuyên truyền rất có hiệu quả, cần nhân rộng mô hình này. Thông qua chương trình là dịp để các em bày tỏ những thắc mắc về bản thân về tâm sinh lý với các chuyên gia y tế mà bình thường còn ngần ngại không biết chia sẻ cùng ai… Vì vậy cần tăng cường giáo dục bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn cho VTN, thanh niên về SKSS/KHHGĐ, cũng như các kỹ năng cần thiết về chăm sóc SKSS, nhằm hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS là hết sức cần thiết. “Thà rằng vạch đường cho hươu chạy đúng” còn hơn để các em tự suy diễn, tìm tòi và có khả năng bị ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin không đáng tin cậy.
Chăm sóc SKSS cho trẻ VTN là một công việc phức tạp và tế nhị, vì vậy đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế, DS/KHHGĐ mà đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội, các tổ chức chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình cùng phối hợp thực hiện. Tục ngữ Việt Nam có câu “Người chửa cửa mả”, ngay từ khi có thai cho đến khi sinh nở thậm chí sau khi sinh thì nguy cơ tử vong cho người mẹ là rất cao vì vậy không có thai ngoài ý muốn là sẽ không có nguy cơ tử vong mẹ do thai sản trước hết là phải thực hiện tốt công tác KHHGĐ. Đặc biệt là phải chú trọng đến những người ở tuổi VTN, bởi vì lớp người này còn thiếu kiến thức và hiểu biết cũng như kỹ nǎng chăm sóc SKSS/KHHGĐ.