Trở lại vùng đất khó
18/03/2010 09:04
LSO-Xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan cận kề với thành phố Lạng Sơn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 16,6 km2, gồm 9 thôn bản, 476 hộ gia đình, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 150 ha, ngoài ra đất lâm nghiệp có khả năng phát triển trồng rừng chiếm khoảng 70%.Trước đây, Đồng Giáp rất khó khăn, giao thông cách trở, để đến được trung tâm xã cán bộ huyện phải đi bộ mất từ 2-3 giờ đồng mới tới nơi, đặc biệt việc đi lại của nhân dân địa phương và vận chuyển nông sản chủ yếu bằng đôi chân và đôi vai. Trước những khó khăn đó từ những năm 1990 của thế kỷ trước, UBND tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng: mở tuyến đường giao thông từ trung tâm xã nối liền với thành phố Lạng Sơn và quốc lộ 1B tại địa phận xã Khánh Khê, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi. Đồng thời đầu tư xây dựng trường học, hệ thống điện, trạm y tế, nhà họp cộng đồng, nước sinh hoạt, kênh mương thủy lợi phục vụ...
LSO-Xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan cận kề với thành phố Lạng Sơn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 16,6 km2, gồm 9 thôn bản, 476 hộ gia đình, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 150 ha, ngoài ra đất lâm nghiệp có khả năng phát triển trồng rừng chiếm khoảng 70%.
Trước đây, Đồng Giáp rất khó khăn, giao thông cách trở, để đến được trung tâm xã cán bộ huyện phải đi bộ mất từ 2-3 giờ đồng mới tới nơi, đặc biệt việc đi lại của nhân dân địa phương và vận chuyển nông sản chủ yếu bằng đôi chân và đôi vai. Trước những khó khăn đó từ những năm 1990 của thế kỷ trước, UBND tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng: mở tuyến đường giao thông từ trung tâm xã nối liền với thành phố Lạng Sơn và quốc lộ 1B tại địa phận xã Khánh Khê, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi. Đồng thời đầu tư xây dựng trường học, hệ thống điện, trạm y tế, nhà họp cộng đồng, nước sinh hoạt, kênh mương thủy lợi phục vụ cho sản xuất. Kết quả toàn xã đã có 3/9 thôn có đường ô tô đến trung tâm và nhà họp cộng đồng; 99% hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia; 100% trẻ em trong độ tuổi được huy động đến trường học; khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp chủ động được nước tưới 2 vụ. Nhân dân địa phương đã sử dụng những loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất, như lúa lai, ngô lai chiếm 95% diện tích đất canh tác. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, mua sắm được phương tiện đắt tiền như: xe máy, ti vi, máy cày, máy bơm nước, máy xay xát …phục vụ cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.
![]() |
Mở đường vào xã vùng ba Đồng Giáp (Văn Quan). |
Với những tiêu chí trên, Đồng Giáp có thể vượt một số xã vùng 2 khác, nhưng về lĩnh vực phát triển kinh tế để giảm nghèo Đồng Giáp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay toàn xã còn 6/9 thôn chưa có đường ô tô là Phai Lừa, Khuổi Nọi, Bắc Nam, Nà Dảo, Cốc Sáng và Pá Tuồng, có thôn cách trung tâm xã đến 4 km đường đồi; kinh tế nông – lâm nghiệp tuy đã có bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Hầu hết hộ nghèo đều là hộ thiếu đất sản xuất (một số hộ nghèo thuộc các thôn Lùng Cũng, Khuổi Nọi, Pá Tuồng bình quân một nhân khẩu chưa có tới 1 sào đất ruộng để canh tác), trong đó trên 40% diện tích đất trồng lúa của xã là ruộng bậc thang, khe dọc, sản xuất bấp bênh. Bên cạnh đó đất lâm nghiệp chiếm 2/3 diện tích của toàn xã, nhưng cách xa đường giao thông, nên vẫn chỉ là rừng tạp, ngoài ra một số diện tích rừng hồi là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương, được trồng cách đây 40 – 60 năm, nay đã già, năng suất, sản lượng cũng như giá bán thấp. Với khó khăn trên, những năm qua bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, Nhà nước đã hỗ trợ cung ứng hàng chục nghìn cây giống các loại cho những hộ nghèo để phát triển kinh tế đồi rừng, nhưng do công tác quản lý chưa tốt, cùng với tập quán thả rông gia súc sau mùa thu hoạch, nên việc triển khai thực hiện các dự án trồng rừng ở Đồng Giáp chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Để tháo gỡ những khó khăn, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Dũng cho biết, về lâu dài, địa phương phát huy thế mạnh trồng rừng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phối hợp với cơ quan chuyên môn hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là diện hộ nghèo để giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.
Thế Bảo