LSO-“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y tế dự phòng là một hoạt động rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện các mục tiêu QG về y tế, bảo vệ an toàn sức khỏe cộng đồng.Những bước tiến của y tế dự phòng Lạng SơnTrên thực tế, nếu làm tốt công tác y tế dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe, thì nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm sẽ giảm bớt và nếu có xảy ra chúng ta sẽ chủ động hơn để đối phó. Hơn 10 năm sau khi được thành lập, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) đã luôn chủ động hoàn thành nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế QG. Công tác phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch cúm A/H1N1 được thể hiện rõ nhất trong năm 2009. Từ khâu tuyên truyền giáo dục, giám sát, thường trực và thông báo dịch; từ việc chuẩn bị các khu cách ly đến phác đồ điều trị. Thực hiện tốt nhiệm vụ, ngành y tế, trong đó có YTDP đã mang lại niềm...
LSO-“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y tế dự phòng là một hoạt động rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện các mục tiêu QG về y tế, bảo vệ an toàn sức khỏe cộng đồng.
Những bước tiến của y tế dự phòng Lạng Sơn
Trên thực tế, nếu làm tốt công tác y tế dự phòng, truyền thông giáo dục sức khỏe, thì nguy cơ các dịch bệnh nguy hiểm sẽ giảm bớt và nếu có xảy ra chúng ta sẽ chủ động hơn để đối phó. Hơn 10 năm sau khi được thành lập, Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) đã luôn chủ động hoàn thành nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế QG. Công tác phòng chống một số dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch cúm A/H1N1 được thể hiện rõ nhất trong năm 2009. Từ khâu tuyên truyền giáo dục, giám sát, thường trực và thông báo dịch; từ việc chuẩn bị các khu cách ly đến phác đồ điều trị. Thực hiện tốt nhiệm vụ, ngành y tế, trong đó có YTDP đã mang lại niềm tin cho nhân dân về khả năng phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm.
 |
Cán bộ Trung tâm phòng chống bệnh xã hội kiểm tra công tác phòng chống lao, phỏng vấn trực tiếp người dân về y tế dự phòng. |
Chương trình mục tiêu QG về phòng chống một số bệnh xã hội được Trung tâm y tế dự phòng thực hiện theo kế hoạch. Mạng lưới cán bộ cũng như các phương tiện kỹ thuật cho công tác tiêm chủng mở rộng luôn được duy trì. Vì vậy 100% số xã, phường thôn bản đều thực hiện tiêm chủng mở rộng thường xuyên. Số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ 7 loại vacin đạt 95%. Số phụ nữ có thai tiêm đủ các mũi an toàn đạt trên 90%. Việc Lạng Sơn hoàn thành thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2004 cũng do làm tốt công tác TCMR cho trẻ em và tiêm các mũi an toàn cho phụ nữ có thai. Đâu đó ở một số tỉnh có tình trạng thiếu an toàn trong TCMR, song do được tập huấn về kỹ thuật, nên đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến xã và nhân viên y tế thôn bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, tránh được các sai sót về kỹ thuật, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Từ việc thực hiện tốt công tác tiêm chủng đến thực hiện dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và dự án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em… đã tạo một “hành lang an toàn” cho trẻ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, khi chào đời và đến khi cắp sách đến trường.
Ngoài ra, chương trình mục tiêu QG như phòng chống sốt rét, phòng chống lao, vệ sinh ATTP, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bướu cổ; phòng chống bệnh phong, y tế học đường… được thực hiện đều đặn đã mang lại hiệu quả lớn. Đặc điểm của các bệnh xã hội thường lưu hành ở vùng cao, vùng ĐBKK và thường rơi vào những gia đình nghèo, nên việc chữa trị thường gặp nhiều khó khăn, nhất là về tài chính. Làm tốt công tác dự phòng, nâng cao tỷ lệ địa bàn, hộ dân được bảo vệ không chỉ nâng cao chất lượng dân số, mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội; thể hiện tính ưu việt của chế độ, củng cố niềm tin của nhân dân vào đảng và nhà nước.
Còn đó, những khó khăn
Mặc dù chúng ta đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS, trình độ dân trí của người dân được nâng lên. Song tại nhiều địa phương vùng cao, vùng ĐBKK, vùng dân tộc, ý thức của người dân về y tế dự phòng vẫn còn hạn chế. Ngại đi khám chữa bệnh, giấu bệnh, ít có cơ hội cập nhật những kiến thức về các bệnh xã hội, nhất là các bệnh lây truyền, khiến các bệnh xã hội vẫn có cơ hội lây lan ra diện rộng. Mặt khác, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng từ cấp huyện đến xã còn mỏng, trách nhiệm chưa cao; đội ngũ nhân viên y tế thôn bản tuy đã được đào tạo về chuyên môn, song kiến thức, kinh nghiệm về công tác YTDP còn hạn chế; khả năng tư vấn phát hiện chưa cao. Với tập quán sống dựa vào thiên nhiên, tại nhiều vùng, việc cung cấp thực phẩm vẫn dựa vào rừng núi, nguy cơ bị ngộ độc do dùng thực phẩm thiếu an toàn là rất lớn. Là một tỉnh có biên giới dài, nhiều cửa khẩu, nhiều đường mòn lối tắt đi lại giữa nhân dân 2 nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc lập một hành lang phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, tạo an toàn trong nội địa là một việc làm khó khăn, phức tạp và tốn kém… Thực tế đó đặt ra cho YTDP nhiệm vụ rất nặng nề. Dịch bệnh nguy hiểm không xảy ra, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống một số bệnh xã hội… chính là thước đo hiệu quả của những việc làm âm thầm lặng lẽ của những người cán bộ làm công tác YTDP.