Chủ nhật,  03/12/2023

Trách nhiệm với con cháu mai sau

Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đối với các thế hệ cha ông, là dịp giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc. Mới đây, UNESCO đã ra Nghị quyết tham gia kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nghị quyết là văn kiện pháp lý của UNESCO cho phép nâng tầm hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội lên phạm vi toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao tầm vóc, vị thế của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.Từ thời điểm này nhìn lại, các hoạt động hướng tới Đại lễ kỷ niệm đã và đang được triển khai khá phong phú. Trên quê hương các vua nhà Lý, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành nâng cấp, bảo tồn đền Rồng; tôn tạo di tích đền Đô; tu bổ chùa Phật Tích... Ở đất cố đô, tỉnh Ninh Bình triển khai dự án tôn tạo các công trình văn hóa, du lịch trong...

Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là dịp để chúng ta thể hiện tình cảm và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với các thế hệ cha ông, là dịp giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc. Mới đây, UNESCO đã ra Nghị quyết tham gia kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nghị quyết là văn kiện pháp lý của UNESCO cho phép nâng tầm hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội lên phạm vi toàn cầu, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao tầm vóc, vị thế của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

Từ thời điểm này nhìn lại, các hoạt động hướng tới Đại lễ kỷ niệm đã và đang được triển khai khá phong phú. Trên quê hương các vua nhà Lý, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành nâng cấp, bảo tồn đền Rồng; tôn tạo di tích đền Đô; tu bổ chùa Phật Tích… Ở đất cố đô, tỉnh Ninh Bình triển khai dự án tôn tạo các công trình văn hóa, du lịch trong vùng bảo vệ đặc biệt cố đô Hoa Lư. Đất phương nam hướng tới Đại lễ bằng nhiều công trình như Tượng đài Bác Hồ tại bến Ninh Kiều… Những hoạt động kỷ niệm sôi nổi nhất diễn ra chính trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trong danh mục 34 công trình hướng tới Đại lễ, có tám công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 18 công trình sẽ hoàn thành trước ngày 10-10, bảy công trình sẽ cơ bản hoàn thành trong năm 2010. Bên cạnh những công trình chính thức, nhân dân và chính quyền Hà Nội còn có nhiều dự án, công trình khác, triển khai dưới hình thức xã hội hóa như: Con đường gốm sứ ven sông Hồng, phim tài liệu khoa học nghệ thuật “Thăng Long – Thành phố Rồng bay”… Không chỉ mang ý nghĩa kỷ niệm, khi đi vào hoạt động, các công trình đều góp phần đáp ứng những nhu cầu khác nhau của đời sống dân sinh cho nên được nhân dân mong đợi.

Còn 180 ngày nữa là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Không ít công trình xây dựng vì nhiều lý do khác nhau cho nên khởi công chậm hơn dự kiến, điển hình như Bảo tàng Hà Nội. Một số công trình giao thông gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, khi hoàn thành giải phóng mặt bằng thì thời gian thi công bị hạn chế… Bởi thế, nhiều công trình đang chạy đua với thời gian để kịp hoàn thành đúng hẹn. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, đã từng có một số công trình kỷ niệm vì quá đề cao yêu cầu về tiến độ đã ảnh hưởng đến chất lượng. Do vậy, càng tâm huyết với Thủ đô, càng cần đề cao yêu cầu về chất lượng các công trình hướng tới Đại lễ kỷ niệm.

1000 năm trước, khi dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thành thành Thăng Long, Thái Tổ Lý Công Uẩn đã nói rõ mục đích của “thiên đô” là vì lợi ích của con cháu muôn đời sau. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, thế hệ hôm nay vẫn tưởng nhớ việc làm của tổ tiên. Những công trình đang được xây dựng trong dịp Đại lễ hôm nay, mang ý nghĩa rất quan trọng. Nếu có những công trình không xứng tầm, không bảo đảm chất lượng, hẳn là chỉ ít năm nữa, những thế hệ sau sẽ phán xét về việc chúng ta đã và đang làm. Xây dựng những công trình phục vụ Đại lễ kỷ niệm, vì thế, mang trách nhiệm hết sức nặng nề. Cuối năm 2009, thành phố Hà Nội đã kiên quyết đưa ra khỏi danh sách bảy công trình thuộc diện trọng điểm buộc phải “lỗi hẹn” với Đại lễ kỷ niệm như: đường vành đai II đoạn Nhật Tân – Bưởi; đường vành đai I tại các đoạn Ô Đông Mác – đê Nguyễn Khoái, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu; xây dựng tháp ngàn năm Thăng Long… Việc “lỡ hẹn” đó được nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, quyết định của thành phố Hà Nội là nhằm bảo đảm chất lượng của các công trình Kỷ niệm.
Theo Nhandan