Thứ ba,  28/11/2023

Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục lan rộng tại Thái Bình, Bắc Cạn

Vùng đông Bắc Bộ trời trở mát * Các địa phương nỗ lực chống hạn, cứu lúaTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hiện ở phía bắc, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Hôm nay (14-4), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ và Thanh Hóa, tạo mưa rào rải rác và có nơi có dông. Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có tố, lốc và gió giật mạnh. Các tỉnh phía đông Bắc Bộ, hôm nay trời trở mát.Đầu vụ gieo cấy, toàn tỉnh Thái Nguyên có 5.215/28.858 ha lúa đông xuân bị hạn. Đến nay, tỉnh có thêm 4.325 ha thiếu nước tưới nghiêm trọng. UBND tỉnh tổ chức họp với các cơ quan chức năng tập trung mọi giải pháp cấp bách chống hạn cứu lúa. Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý cấp 7,4 tỷ đồng hỗ trợ địa phương kinh phí chống hạn.Ngày 13-4, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Hội Chữ thập đỏ Na...

Vùng đông Bắc Bộ trời trở mát * Các địa phương nỗ lực chống hạn, cứu lúa
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hiện ở phía bắc, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Hôm nay (14-4), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ và Thanh Hóa, tạo mưa rào rải rác và có nơi có dông. Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có tố, lốc và gió giật mạnh. Các tỉnh phía đông Bắc Bộ, hôm nay trời trở mát.

Đầu vụ gieo cấy, toàn tỉnh Thái Nguyên có 5.215/28.858 ha lúa đông xuân bị hạn. Đến nay, tỉnh có thêm 4.325 ha thiếu nước tưới nghiêm trọng. UBND tỉnh tổ chức họp với các cơ quan chức năng tập trung mọi giải pháp cấp bách chống hạn cứu lúa. Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý cấp 7,4 tỷ đồng hỗ trợ địa phương kinh phí chống hạn.

Ngày 13-4, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Hội Chữ thập đỏ Na Uy và T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai dự án “Giảm nhẹ rủi ro, thảm họa” do thiên tai. Năm 2010, dự án được thực hiện tại sáu xã thuộc Phú Yên và Bình Định, có kinh phí khoảng sáu tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực ứng phó thiên tai của cộng đồng và năng lực làm việc của hội viên, tình nguyện viên, tuyên truyền viên… về phòng, chống thiên tai.

Nông dân An Giang khẩn trương vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống hơn 50.000 ha lúa hè thu, nhằm né rầy và tránh lũ hiệu qủa. Vụ hè thu năm nay, tỉnh chủ động chuyển gần 6.000 ha lúa sang trồng hoa màu chịu hạn như lạc, đậu đỗ…, nâng diện tích trồng màu lên 21.650 ha để bảo đảm thắng lợi.

100.000 ha cây trồng phía bắc quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu đang thiếu nước tưới nghiêm trọng. Toàn tỉnh thu hoạch 45.000 ha lúa đông xuân, năng suất bình quân 4,5 đến 6 tấn/ha. Ngoài 100 nghìn ha cây trồng thiếu nước tưới, nắng nóng, khô hạn ảnh hưởng hàng chục nghìn ha tôm nuôi, hoa màu tại các huyện Giá Rai, Phước Long, Hòa Bình, thị xã Bạc Liêu…

Ngày 13-4, UBND tỉnh Bắc Cạn công bố ổ dịch cúm gia cầm thứ ba tại các thôn Tồng Cổ và Nặm Bó thuộc xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn có ba ổ dịch cúm gia cầm. UBND huyện Chợ Mới đã thành lập bốn chốt kiểm dịch tại các tuyến đường ra vào các ổ dịch, tiêu hủy hơn 5.200 con gia cầm, phun hóa chất khử trùng tiêu độc ở sáu xã, tiêm phòng cho gần 22 nghìn con gia cầm vùng lân cận.

Ban quản lý dự án phòng, chống dịch cúm gia cầm, cúm A (H5N1) ở người tỉnh Lạng Sơn và Công ty cổ phần xây dựng 34 đã khởi công xây dựng khu tạm giữ và tiêu hủy gia cầm nhập lậu trên địa bàn thôn Phai Luông, Hợp Thành (Cao Lộc), với diện tích hơn 8.890 m2. Công trình có vốn đầu tư gần sáu tỷ đồng, do Ngân hàng thế giới tài trợ. Các hạng mục được xây dựng gồm: lò tiêu hủy, nơi tạm giữ, tiêu hủy gia cầm chưa rõ nguồn gốc…

Theo Chi cục Thú y Thái Bình, dịch tai xanh trên đàn lợn đã lây lan ra 13 xã ở huyện Đông Hưng, làm 1.700 con lợn nhiễm bệnh. UBND tỉnh yêu cầu các xã có dịch khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý dịch; tiêu hủy lợn mắc bệnh nặng đã điều trị ít nhất bảy ngày không khỏi, không có khả năng hồi phục. Đồng thời, lập các chốt kiểm dịch, trực 24/24 giờ để kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán lợn mắc bệnh ra ngoài vùng dịch.

Theo Chi cục BVTV tỉnh Nam Định, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trên 70 ha lúa tại một số xã của huyện Giao Thủy. Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai công tác phòng trừ, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của rầy nâu, rầy lưng trắng; tổ chức phun trừ rầy đồng loạt và đề nghị UBND tỉnh cấp 11 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuốc trừ rầy cho nông dân.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình, 1.900 ha lúa đông xuân tại 54 xã phường, thị trấn của tỉnh bị nhiễm bệnh lùn sọc đen. Chi cục BVTV tỉnh phối hợp các ngành chức năng tổ chức 251 lớp tập huấn, 62 hội nghị đầu bờ cho nông dân về kỹ thuật phòng trừ bệnh sọc đen và tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở tập huấn, hướng dẫn bà con cách xử lý ruộng lúa bị nhiễm bệnh.

Theo Chi cục BVTV Quảng Nam, đến nay, trên lúa đông xuân, rầy nâu gây thiệt hại diện rộng, mật độ bình quân 200 – 500 con/m2, đặc biệt có những nơi lên đến 5.000 con/m2. Chi cục đã cử cán bộ kỹ thuật bám ruộng đồng để tư vấn về kỹ thuật cho nông dân, tiếp tục điều tra sâu bệnh gây hại trên lúa đông xuân, đặc biệt chú ý rầy nâu và rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai vừa tuyển dụng 121 khuyến nông viên, trong đó 50% có trình độ đại học, cao đẳng và 50% là con em đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường cho các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh nhằm giúp bà con dân tộc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, xóa đói giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Đến nay, tỉnh có 152 xã, thị trấn có khuyến nông viên; bình quân mỗi huyện có 20 cán bộ khuyến nông. Đặc biệt, tại ba huyện nghèo là Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai có 100% số xã có khuyến nông viên, 55 thôn, bản có cộng tác viên khuyến nông.

Theo Nhandan