Thứ hai,  05/06/2023

Bình Gia phát huy truyền thống cách mạng

LSO-Bình gia là huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn; trong đó có 14 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng. Mốc son chiến thắng lịch sử của chiến công ngày 19/4/1945 giải phóng huyện Bình Gia đã in đậm trong trang sử hào hùng của dân tộc.Tiếp bước truyền thống vẻ vang đó, trải qua 65 năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Bình Gia đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.Là huyện miền núi có quốc lộ 1B đi qua và tiếp giáp với nhiều huyện bạn, trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, vào những năm 1940, dưới sự lãnh đạo của liên Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng, các đồng chí đảng viên đầu tiên của Đảng bộ được cử về hoạt động, vận động phong trào cách mạng tại quê huơng và thành...

LSO-Bình gia là huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh. Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn; trong đó có 14 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia luôn giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng. Mốc son chiến thắng lịch sử của chiến công ngày 19/4/1945 giải phóng huyện Bình Gia đã in đậm trong trang sử hào hùng của dân tộc.
Tiếp bước truyền thống vẻ vang đó, trải qua 65 năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng bộ chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện Bình Gia đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Là huyện miền núi có quốc lộ 1B đi qua và tiếp giáp với nhiều huyện bạn, trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, vào những năm 1940, dưới sự lãnh đạo của liên Tỉnh uỷ Cao-Bắc-Lạng, các đồng chí đảng viên đầu tiên của Đảng bộ được cử về hoạt động, vận động phong trào cách mạng tại quê huơng và thành lập các “Tổ hội nông dân cứu quốc“ tại địa bàn các xã: Hoa Thám, Hưng đạo, Quý Hoà, Yên Lỗ, Quang Trung và phong trào lan rộng ra toàn huyện. Nắm bắt thời cơ, Nhật-Pháp bắn nhau, ngày 20/3/1945, Trung đội võ trang của ta được thành lập tại Bản Cù, xã Hoa Thám có 36 chiến sỹ đã kết hợp với lực lượng quần chúng nổi dậy đấu trang chính trị, kết hợp với đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Chỉ trong một thời gian ngắn, quân và dân ta đã giải phóng lần lượt các xã: Hưng Đạo, Quý Hoà, Yên Lỗ, Quang Trung và Hồng Phong… Trên đà thắng lợi, ngày 18/4/1945, Trung đội võ trang của huyện đánh chiếm giải phóng đồn Văn Mịch, tiếp đến phối hợp với đội võ trang của huyện Bắc Sơn tiến hành đánh chiếm giải phóng đồn Bình Gia. Chiến thắng giải phóng huyện Bình Gia đã góp phần cùng cả nước đấu tranh giành thắng lợi làm nên cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trung tâm huyện lỵ Bình Gia – Trước đây là Đồn Bình Gia thực dân Pháp lập lên để án ngữ đường quốc lộ 1B.
Trải qua 65 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia đã cùng với nhân dân cả nước tiến hành công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong suốt chặng đường lịch sử ấy, hàng nghìn lượt thanh niên con em các dân tộc đã lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường. Tại hậu phương tích cực sản xuất góp nhiều của cải vật chất chi viện cho tiền tuyến. Tinh thần yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại sâm và đoàn kết trong việc xây dựng phát triển quê hương, nhân dân các dân tộc huyện Bình Gia luôn tự hào về những thành tích vẻ vang trong hơn nửa thế kỷ qua. Năm 2003, huyện Bình Gia và 2 xã (Hồng Phong, Hoa Thám) được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp”.
Phát huy truyền thống của một huyện “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, bước vào thời kỳ đổi mới hội nhập, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng; tập trung thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Dưới ánh sáng soi đường của các Nghị quyết Đảng, huyện Bình Gia đã lãnh đạo chỉ đạo nhân dân các dân tộc tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả; đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương phát triển kinh tế – xã hội; tiếp nhận và triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương và của tỉnh đầu tư vào địa bàn. Với những cố gắng nỗ lực cuả các cấp, các ngành, huyện đã đạt được một số thành tựu nổi bật: Năm 2009, tốc độ tăng trưởng đạt 9-10%; tỷ lệ các ngành kinh tế mũi nhọn đều tăng và chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 21.601 tấn. Bình quân thu nhập đầu người hàng năm đạt trên 6,62 triệu đồng/năm. Tính trong vòng 5 năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2-3%. Cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Chương trình 135 của Chính phủ đầu tư tại địa bàn trong thời gian qua đã làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; lĩnh vực văn hoá xã hội có bước phát triển với 20/20 xã, thị trấn có trạm y tế và có 95% đơn vị xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ học sinh đến trường đạt 98,2%. Các chế độ, chính sách, an sinh xã hội từng bước được giải quyết tốt. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và đổi mới phương thức điều hành, cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội phát huy được vai trò trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Bình Gia và thành lập chính quyền cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm, đoàn kết tập trung sức phát triển kinh tế – xã hội theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khoá X) về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chủ động nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt mọi khó khăn đưa huyện phát triển toàn diện.

Minh Trang