Chương trình làm mẹ an toàn ở Đình Lập: Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức
21/04/2010 08:47
LSO-“Mẹ tròn, con vuông” là mục tiêu của Trung tâm Y tế huyện Đình Lập trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Để đạt được mục tiêu đó Trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời làm tốt nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trong những năm qua phụ nữ trong độ tuổi mang thai trên địa bàn đã được nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản.Làm mẹ an toàn là một trong những chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho chị em phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai. Đối với phụ nữ, mang thai là thời kỳ đặc biệt quan trọng, vì thời kỳ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như của bé nên thai phụ cần phải có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý đảm bảo vượt cạn an toàn. Chị Hà Thị Đỗ, bác sĩ Khoa Sản Trung tâm Y tế huyện Đình Lập cho biết: Từ khi triển khai chương trình này, Trung tâm đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức CSSKSS, vì vậy nhận thức của chị em...
LSO-“Mẹ tròn, con vuông” là mục tiêu của Trung tâm Y tế huyện Đình Lập trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Để đạt được mục tiêu đó Trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời làm tốt nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trong những năm qua phụ nữ trong độ tuổi mang thai trên địa bàn đã được nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản.
Làm mẹ an toàn là một trong những chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) cho chị em phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai. Đối với phụ nữ, mang thai là thời kỳ đặc biệt quan trọng, vì thời kỳ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như của bé nên thai phụ cần phải có chế độ chăm sóc sức khỏe hợp lý đảm bảo vượt cạn an toàn.
Chị Hà Thị Đỗ, bác sĩ Khoa Sản Trung tâm Y tế huyện Đình Lập cho biết: Từ khi triển khai chương trình này, Trung tâm đã tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức CSSKSS, vì vậy nhận thức của chị em phụ nữ đã có những thay đổi tích cực, tỷ lệ phụ nữ đến thăm khám thai và sinh đẻ tại cơ sở y tế ngày càng tăng. Ngoài triển khai tại đơn vị, Trung tâm đã phối hợp với Ban Dân số, Đoàn thanh niên, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức 27 buổi tuyên truyền cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ tại các xã, thị trấn thu hút đông đảo chị em đến tham gia. Phát tờ rơi, trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý thai nghén, các loại thức ăn cần bổ sung, những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình mang thai… Bên cạnh đó còn phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình tuyên truyền mạnh mẽ bằng hệ thống loa đài, băng rôn, khẩu hiệu… Qua đó, chị em thấy được tầm quan trọng của việc CSSKSS, có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, cách nuôi con khoa học…
![]() |
Bác sỹ tư vấn cho sản phụ trước khi sinh. |
Tại các xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn phụ nữ ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế do đó thường xảy ra tình trạng trẻ sinh ra bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, người mẹ không an toàn, do đó trung tâm đã tăng cường phổ biến kiến thức tại các buổi sinh hoạt của hội phụ nữ, đồng thời cán bộ dân số cũng thường xuyên đến nhà trò chuyện, thăm hỏi và hướng dẫn tỉ mỉ về cách chăm sóc SCSKSS trước, trong và sau khi mang thai. Từ những buổi trò chuyện cởi mở như vậy chị em đã không ngần ngại đến thăm khám tại các cở sở y tế, nhờ bác sĩ tư vấn về việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, có chế độ làm việc và nghỉ ngời hợp lý giúp cho thai phát triển khỏe mạnh. Nhờ vậy, tỷ lệ phụ nữ đến thăm khám thai 3lần/3kỳ tại cơ sở y tế, tiêm đủ vác xin phòng bệnh uốn ván luôn đạt 100%.
`
Năm 2009, toàn huyện có 563 phụ nữ mang thai, nhằm nâng cao chất lượng CSSKSS Trung tâm Y tế huyện Đình Lập đã lập danh sách để theo dõi, quản lý. Trong năm, số thai phụ đã sinh là 445 người, trong đó 442 người đẻ do cán bộ y tế đỡ. Số bà mẹ được chăm sóc sau đẻ là 415 người, đạt 159,6% kế hoạch. Chị Hà Thị Đỗ cho biết thêm, những tai biến sản khoa thường gặp là chảy máu sau đẻ, vỡ tử cung, uốn ván rốn, sản giật, nhiễm trùng sau đẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của bé, tuy nhiên hơn 10 năm qua trên địa bàn không xảy ra ca nào. Chị Lã Thị Hải Yến, một sản phụ cho hay: đây là lần sinh nở đầu tiên nhưng được phổ biến đầy đủ kiến thức nên chị đã chuẩn bị trước tinh thần cũng như những điều cần thiết cho cuộc vượt cạn.
Thời gian tới Trung tâm Y tế huyện Đình Lập sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giúp chị em có thêm kiến thức trong CSSKSS, góp phần làm tốt công tác CSSKSS chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn.
Thúy Vương