LSO-Mô hình điểm bưu điện văn hoá xã (BĐVHX) là một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Đây là nơi người dân có thể tiếp cận thông tin qua sách báo, qua các dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin do các ngành cung cấp. Tuy nhiên trong xu thế phát triển của thời đại, điểm BĐVHX có nguy cơ đóng cửa.Thực trạngNgoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, điểm BĐVHX còn góp phần thiết thực vào công tác xây dựng văn hóa cơ sở; đây cũng là kênh tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kỹ thuật sản xuất mới tới người dân nhanh chóng, gần gũi và hiệu quả thông qua sách, báo miễn phí phục vụ nhân dân. Trong những năm qua, với 137 điểm BĐVHX trong toàn tỉnh, không thể phủ nhận những đóng góp thiết thực của các điểm này đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, trước...
LSO-Mô hình điểm bưu điện văn hoá xã (BĐVHX) là một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội khu vực nông thôn. Đây là nơi người dân có thể tiếp cận thông tin qua sách báo, qua các dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin do các ngành cung cấp. Tuy nhiên trong xu thế phát triển của thời đại, điểm BĐVHX có nguy cơ đóng cửa.
Thực trạng
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, điểm BĐVHX còn góp phần thiết thực vào công tác xây dựng văn hóa cơ sở; đây cũng là kênh tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kỹ thuật sản xuất mới tới người dân nhanh chóng, gần gũi và hiệu quả thông qua sách, báo miễn phí phục vụ nhân dân. Trong những năm qua, với 137 điểm BĐVHX trong toàn tỉnh, không thể phủ nhận những đóng góp thiết thực của các điểm này đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế – xã hội, điểm BĐVHX lại đứng trước nguy cơ đóng cửa do hoạt động không còn hiệu quả. Một trong những loại hình dịch vụ mang lại thu nhập chính cho các điểm BĐVHX chính là dịch vụ điện thoại, song cùng với sự phát triển, các dịch vụ viễn thông đã và đang mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Điện thoại di động phổ biến đến tận vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đây là điều đáng mừng, cho thấy sự phát triển nhanh chóng của Lạng Sơn, nhưng cùng với đó, dịch vụ điện thoại công cộng không còn phù hợp và nguồn thu chính của các điểm BĐVHX cũng vì thế mất đi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của các nhân viên điểm BĐVHX. Ông Trương Tú Anh, Giám đốc Bưu điện tỉnh cho biết: Với mức thù lao trên 400.000 đồng/tháng, nếu điểm BĐVHX nào thu dịch vụ vượt mức thù lao cứng thì sẽ được hưởng thêm phần trăm kể từ mức vượt. Nhưng trên thực tế, hầu như không có điểm BĐVHX nào có thể thu dịch vụ đạt được mức thù lao cứng. Thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống, các nhân viên điểm BĐVHX không còn mặn mà với công việc của mình, giờ đóng mở cửa thất thường, thậm chí vài ngày không đến và ngay cả thái độ phục vụ cũng xuống cấp đáng báo động. Có người chỉ làm qua loa cho xong việc để nhận mức thù lao của mình, còn lượt người đến điểm BĐVHX thì cứ thưa dần và cuối cùng, có điểm cả ngày không có ai đến.
 |
Dịch vụ Internet ở điểm BĐVHX Thụy Hùng, huyện Cao Lộc |
Cuộc “cách mạng” của Bưu điện tỉnh
Phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng của các điểm BĐVHX, Bưu điện tỉnh cùng các ngành liên quan đã và đang có những điều chỉnh cần thiết. Ông Trương Tú Anh cho biết: Trong năm 2010, Bưu điện tỉnh sẽ có những điều chỉnh và thay đổi lớn đối với các điểm BĐVHX. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, internet đã và đang được đưa đến BĐVHX trên cơ sở lựa chọn những điểm phù hợp có thể phát huy được tối đa hiệu quả khai thác, cho đến nay đã có trên dưới 70 điểm được lắp đặt internet và sự thay đổi này đang chứng tỏ được hiệu quả của mình khi thu hút được khá đông người dân trở lại với BĐVHX. Nguồn thu của BĐVHX cũng vì thế mà được cải thiện. Cơ chế thù lao đối với các nhân viên cũng được thay đổi với mức thù lao cứng là 650.000 đồng / người /tháng. Sự điều chỉnh quan trọng nhất là khi làm dịch vụ, nhân viên không cần thu đạt mức thù lao mà thu được bao nhiêu, hưởng % bằng đó. Đồng thời dịch vụ tại các điểm BĐVHX cũng được mở rộng với các loại hình dịch vụ bảo hiểm bưu điện, bán thẻ viễn thông…và nếu nhân viên BĐVHX nhận kiêm thêm cả nhiệm vụ phát thư báo trong xã thì sẽ được hưởng thêm một mức thù lao nữa. Bằng một loạt các điều chỉnh đó đã giải quyết được một bài toán cơ bản đó là thu nhập của nhân viên các điểm BĐVHX. Ông Tú Anh khẳng định: Cơ chế mở cho các nhân viên, nhưng yêu cầu cũng sẽ cao hơn. Giờ mở cửa được quy định lại, giảm xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ/ngày, nhưng hiệu quả yêu cầu phải hơn trước. Hiện nay Bưu điện tỉnh đã yêu cầu các Bưu điện huyện phải rà soát, tính toán giờ mở cửa BĐVHX hợp lý nhất, thu hút được đông đảo nhân dân nhất. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra thái độ phục vụ của các nhân viên, nếu cần sẽ cùng với địa phương tìm người thay thế. Sắp tới Bưu điện tỉnh cũng sẽ phát động đợt quyên góp trong toàn ngành để bổ sung lượng sách báo phục vụ nhân dân tại các điểm BĐVHX.
Có thể khẳng định rằng mục đích, nhiệm vụ của BĐVHX là không thay đổi, trong thời kỳ mới, những điều chỉnh đó là cần thiết để BĐVHX phát huy tối đa hiệu quả phục vụ nhân dân. Có thể coi đó là một bước ngoặt, một cuộc cách mạng của ngành Bưu điện đối với các điểm BĐVHX để giữ gìn và phát huy một bản sắc rất riêng của Việt Nam, như lời của ông Đỗ Trung Tá – Phái viên của Chính phủ về Công nghệ thông tin: “Điểm BĐVHX là một mô hình chỉ có ở Việt Nam và thể hiện một bản sắc rất riêng, góp phần nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách số giúp mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân”.