Những người làm báo trong đêm
17/06/2010 16:38
LSO- Để sản xuất một tờ báo, có gần 10 công đoạn. Nguồn tin, viết, biên tập, ma két, bình bản... thì chắc nhiều người biết, nhưng bắt đầu in ấn, phát hành là công đoạn thường phải làm vào đêm để mỗi sáng báo đến tay bạn đọc thì không hẳn ai cũng biết. Người làm báo trong đêm chính là những công nhân in, họ đã âm thầm góp sức cho tờ báo.Tráng kẽm Báo Lạng Sơn ở Nhà inBiết tôi có ý viết về những người làm báo trong đêm, anh Vũ Hồng Quang, Giám đốc nhà in rất xúc động, qua điện thoại giọng anh như lạc đi: “Tiếc quá hôm nay anh không đến được để tiếp, may còn có người nhớ đến anh em in báo”. Câu nói đơn giản ấy cứ làm tôi ám ảnh suốt buổi chiều.Sắp giâý đã nhiệt đới hoá ở nhà in Nhà in - Công ty Cổ phần in Lạng Sơn nằm im lìm trên một góc đường vắng. Đây là một dinh thự từ thời Pháp thuộc, cái vẻ im ỉm ấy hồ như rất ăn khớp với những công nhân suốt ngày cần mẫn phơi bản,...
LSO- Để sản xuất một tờ báo, có gần 10 công đoạn. Nguồn tin, viết, biên tập, ma két, bình bản… thì chắc nhiều người biết, nhưng bắt đầu in ấn, phát hành là công đoạn thường phải làm vào đêm để mỗi sáng báo đến tay bạn đọc thì không hẳn ai cũng biết. Người làm báo trong đêm chính là những công nhân in, họ đã âm thầm góp sức cho tờ báo.
![]() |
Tráng kẽm Báo Lạng Sơn ở Nhà in |
Biết tôi có ý viết về những người làm báo trong đêm, anh Vũ Hồng Quang, Giám đốc nhà in rất xúc động, qua điện thoại giọng anh như lạc đi: “Tiếc quá hôm nay anh không đến được để tiếp, may còn có người nhớ đến anh em in báo”. Câu nói đơn giản ấy cứ làm tôi ám ảnh suốt buổi chiều.
![]() |
Sắp giâý đã nhiệt đới hoá ở nhà in |
Nhà in – Công ty Cổ phần in Lạng Sơn nằm im lìm trên một góc đường vắng. Đây là một dinh thự từ thời Pháp thuộc, cái vẻ im ỉm ấy hồ như rất ăn khớp với những công nhân suốt ngày cần mẫn phơi bản, in ấn và gấp báo. Công việc kỹ thuật phải tập trung nên đã biến họ thành những người ít nói, chào khách chỉ bằng nụ cười. Đón tôi, Quản đốc phân xưởng, Đỗ Như Phong còn nguyên chiếc may ô, như ngượng với khách, anh dãi bày: “Nóng quá chú ạ, cứ tưởng chú đến muộn nên anh thế này cho mát”. Rồi anh dẫn tôi vào xưởng in. Cánh cửa xưởng vừa mở, một luồng khí nóng uà ra hơi nóng phả rát mặt, cách nhau cái vách ngăn thôi mà hai thế giới khác, ngoài xưởng gió lồng lộng, nhưng trong xưởng có lúc nhiệt độ gần 40 độ C. Tiếng ồn khiến người ta không thể nói với nhau, tất cả chỉ là ra hiệu và cái cười thân thiện. Để đến công đoạn in, trước đó Toà soạn báo phải chuẩn bị bài vở, biên tập, lên ma két, dàn trang, bình bản. Khâu của nhà in bắt đầu từ cóp bản bình. Công việc chính là in báo, vì vậy mỗi khi có bản bình về sớm, anh chị em nhà in cứ vui như hội. Anh Ứng Văn Đồng, công nhân nhà in cho biết, lo nhất là lúc phải chờ tin muộn, anh em mệt mỏi dễ xảy ra sai sót, mà khắc phục là trắng đêm luôn. Có bản bình cả nhà in lại lao vào các công đoạn tiếp. 2 tổ, 8 người, chia 2 ca thì khâu khó nhất vẫn là khâu phơi bản. Bản phơi là một tấm kẽm phải chụp ở môi trường kín như chụp ảnh sợi đốt ngày xưa, ở môi trường ấy được coi là cực kỳ độc hại, người chụp phải xử lý hoá chất để bản bình (tức là tờ báo làm sẵn) khi phơi chất lượng cao nhất. Khi chụp, toàn bộ tấm kẽm to bằng tờ báo sẽ hình thành phần tử in.
![]() |
Lau mực là công việc thường xuyên của công nhân nhà in |
Sau khi chụp phải tráng kẽm để những chỗ có chữ được giữ nguyên còn xung quang chữ bị mài mòn. Đây cũng là quy trình khá độc hại. Một lần nữa phải tráng hoá chất, sau công đoạn này bản kẽm được cho vào máy quay ly tâm vì không thể dùng vải hay bất kỳ thứ gì lau được. Theo anh Phong, toàn bộ khâu tráng cứ hồi hộp như “vượt cạn” vì chất lượng tờ báo có tốt hay không hoàn toàn ở đây. Người tráng phải là thợ lành nghề, có khi kỹ thuật rồi lại phải kinh nghiệm, sơ sểnh để hoá chất ăn mòn quá là hỏng, non một chút thì bản in mờ tịt. Hiện nay báo Lạng Sơn đã in 4 màu, như vậy có 4 bản kẽm, phải tráng làm sao cho 4 bản như một là cả vấn đề không nhà in nào kể cả các nước trên thế giới cũng phải đau đầu. Bản kẽm được lắp vào máy và đến công đoạn in thử. Trong một ca sản xuất, in thử hỏng 80 tờ thì coi như không còn lãi, công nhân phải cố gắng hạn chế thấp nhất bản hỏng. Tầm 9 giờ đêm máy bắt đầu chạy, công nhân in vất vả nhất ở khâu này. Trong tiếng máy chạy ầm ầm, hơi nóng cứ như bám vào từng thớ thịt làm mồ hôi chảy đầy lưng áo. Đi xung quanh cỗ máy in, mùi dầu, mùi mực in, mùi giấy được nhiệt đới hoá phả ra làm người ta ngộp thở. Trong cái nóng, cái ồn ấy người công nhân in vẫn phải đánh vật, lau máy chuyển giấy, thêm mực và dĩ nhiên họ nói chuyện phải bằng tay vì ồn có nghe thấy gì đâu. In trong môi trường như vậy, mệt mỏi là vậy, nhưng họ vẫn cố gắng để mỗi sáng báo đến tay bạn đọc. Có đêm mệt, kèm cái buồn ngủ kéo đến rủi ro xảy ra, tuy chưa đến mức tai nạn nhưng trong mỗi tờ báo đều thấm đẫm mồ hôi của người công nhân in. Muốn động viên họ vài câu nhưng tiếng máy quá ồn chỉ chia sẻ với nhau bằng những nụ cười. Khoảng 11 giờ đêm, ca in đã xong tiếp đến công đoạn gấp báo, công việc vậy thôi nhưng để gấp cả ngàn tờ báo là không hề đơn giản, tổ gấp phải toàn những công nhân lành nghề.
![]() |
Công đoạn gấp giấy |
![]() |
Công việc in báo kết thúc khi chở báo ra xe phát hành |
Anh Hoàng Văn Phái, 37 năm tuổi nghề cho biết, công nhân in vất vả nhưng gấp cũng khổ không kém, làm sao cho tờ báo vuông, sắc cạnh đều là kỹ thuật cả. Trong xưởng gấp toàn các anh chị 20 đến 30 năm trong nghề. Ở đây, họ cũng chẳng thể nói chuyện với nhau vì tất cả phải tập trung cho công việc, chỉ có tiếng “lạnh xạnh” của giấy, tiếng “lạnh xạnh” ấy kéo dài đến cả một, hai giờ sáng. Họ lại xếp báo lên xe để chở đi, và những công nhân in trở về nhà khi một ngày mới bắt đầu.
Nguyễn Đông Bắc