Nghiên cứu và dự báo Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam
23/06/2010 08:49
Ngày 22-6, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận T.Ư, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì buổi đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước đề tài khoa học: "Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam". Đề tài do GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, làm chủ nhiệm. GS, TSKH Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.Đề tài đã phân tích sự biến đổi trong cơ cấu xã hội Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, cũng như những tác động của sự biến đổi đó đến sự phát triển của đất nước từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhất là giai đoạn Đổi mới trên năm phương diện cơ bản: Giai cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc và tôn giáo, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học. Đây là những cơ sở khách quan để đưa ra những dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nước ta từ nay đến năm 2020.Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề...
Ngày 22-6, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận T.Ư, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì buổi đánh giá, nghiệm thu cấp nhà nước đề tài khoa học: “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam”. Đề tài do GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, làm chủ nhiệm. GS, TSKH Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.
Đề tài đã phân tích sự biến đổi trong cơ cấu xã hội Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi, cũng như những tác động của sự biến đổi đó đến sự phát triển của đất nước từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhất là giai đoạn Đổi mới trên năm phương diện cơ bản: Giai cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc và tôn giáo, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học. Đây là những cơ sở khách quan để đưa ra những dự báo xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nước ta từ nay đến năm 2020.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra tám nhóm giải pháp nhằm tạo ra sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2020. Đó là việc chủ động tổ chức, quản lý quá trình vận động, biến đổi, hướng tới hình thành sự tối ưu của cơ cấu xã hội, sự hợp lý trong các mối quan hệ của cơ cấu xã hội, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy vai trò tích cực của các thành tố, các mối quan hệ của cơ cấu xã hội đó trong đời sống xã hội. Những giải pháp này là cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối và chiến lược phát triển đất nước nhanh và bền vững trong những năm tới.
Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu bỏ phiếu đánh giá đạt loại xuất sắc.
Theo Nhandan