Chủ nhật,  28/05/2023

Mọi người đều được quan tâm

LSO-Là một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số, đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất chính là đồng bào tại các xã vùng cao, vùng sâu vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK); hộ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền một mặt chỉ đạo tốt công tác Dân số- KHHGĐ, mặt khác luôn nắm chắc các số liệu về dân số, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển.Sự quan tâm đến nhóm dân số dễ bị “tổn thương”Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, với việc tổ chức các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/ KHHGĐ tại vùng khó khăn, vùng đông dân và vùng có mức sinh cao, công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh ta đã thu được những kết quả rất quan trọng. Tổng số xã thực hiện chiến dịch là 158 xã, chiếm tỷ lệ 70% số xã phường thị trấn trong toàn tỉnh; đây có thể gọi là “hành động mang tính chiến lược” có tác dụng mạnh mẽ đến việc giảm nghèo bền vững. Do...

LSO-Là một tỉnh miền núi biên giới, có nhiều dân tộc thiểu số, đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất chính là đồng bào tại các xã vùng cao, vùng sâu vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK); hộ gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền một mặt chỉ đạo tốt công tác Dân số- KHHGĐ, mặt khác luôn nắm chắc các số liệu về dân số, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển.
Sự quan tâm đến nhóm dân số dễ bị “tổn thương”
Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, với việc tổ chức các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/ KHHGĐ tại vùng khó khăn, vùng đông dân và vùng có mức sinh cao, công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh ta đã thu được những kết quả rất quan trọng. Tổng số xã thực hiện chiến dịch là 158 xã, chiếm tỷ lệ 70% số xã phường thị trấn trong toàn tỉnh; đây có thể gọi là “hành động mang tính chiến lược” có tác dụng mạnh mẽ đến việc giảm nghèo bền vững. Do có sự phối hợp tốt giữa các ngành các cấp trong công tác tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi, cách thức tiến hành tuyên truyền cũng hết sức linh hoạt nhằm vào các nhóm “dân số đặc biệt” như hộ nghèo, phụ nữ các xã ĐBKK và phụ nữ vùng cao. Với 1.650 buổi chiếu phim, 847 cuộc nói chuyện chuyên đề, biên soạn và phân phát trên 60 ngàn tờ rơi, việc truyền thông đã mang lại những hiệu quả nhất định. Truyền thông tốt, việc triển khai 2 gói dịch vụ được tiến hành thuận lợi. Năm 2009 gói KHHGĐ đạt 104,9% kế hoạch và gói chống viêm nhiễm đường sinh sản đạt 106,6% kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm 2010, chiến dịch được triển khai tại 110 xã và đạt kết quả khá. Tác dụng tương hỗ giữa 2 gói dịch vụ đã tạo cho phụ nữ có nhiều cơ hội để thực hiện dịch vụ KHHGĐ với sự tin tưởng cao hơn. Việc liên tiếp mở các chiến dịch tại các xã ĐBKK, các xã vùng cao, vùng đông dân, vùng có mức sinh cao… đã mang hiệu quả tức thì để thực hiện giảm sinh đồng thời nâng cao chất lượng công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Nếu năm 2008, tỷ suất sinh thô là 14%o, thì năm 2009 đạt 13,7%o, giảm 0,3%o. Số con trung bình của một phụ nữ giảm từ 2,15 con năm 2008, xuống còn 1,86 con năm 2009; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 1,09%.
Phụ nữ xã Kai Kinh (Hữu Lũng) tham gia chiến dịch KHHGĐ
Tác động tích cực của các chính sách về dân số
Trong 5 năm qua, Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 47-CT/TU ngày 25/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ tiếp tục được quán triệt sâu và thực hiện nghiêm túc; Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số có tác dụng điều chỉnh nhận thức của nhân dân về quyền được sinh con và số con; các quyết định của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số, và đặc biệt việc UBND tỉnh ban hành Quyết định số 21/2008 đã có những tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Điều dễ nhận thấy là song song với tuyên truyền nâng cao nhận thức, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể đã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách pháp luật về dân số. Điều đó có tác dụng rất lớn để nhân dân tự soi vào mình, tự giác chấp hành. Vì vậy, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên không còn “nóng” như những năm 2004-2006 và giảm đều với mức trên 1%/ năm. Các chính sách về Dân số/ KHHGĐ được thực hiện đồng thời với các chính sách hỗ trợ cho phát triển như chính sách đối với các vùng ĐBKK, vùng dân tộc; chế độ chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Do mới sáp nhập vào ngành Y tế, ngành dân số còn gặp khó khăn về nhân lực và CSVC, song do chế độ báo cáo thống kê được duy trì thường xuyên và có chất lượng tốt. Đến nay, các kho dữ liệu đã nhập tin xong 100% (trên 166 ngàn hộ trong toàn tỉnh) và được cập nhập thường xuyên những biến động dân số từng tháng, từng quý và cả năm. Phải nói rằng, với mạng lưới đông đảo cộng tác viên, duy trì họp giao ban báo cáo thường xuyên và cập nhập chính xác, các số liệu do ngành dân số cung cấp đã và đang trở thành dữ liệu tin cậy giúp cho các địa phương và toàn tỉnh phác định ra kế hoạch phát triển từng năm và có dự báo chính xác để hoạch định chính sách lâu dài.

Trần Kim