LSO-Quảng Lạc là một xã ngoại ô thành phố Lạng Sơn, có trên 90% dân số sống bằng sản xuất nông lâm nghiệp. Toàn xã có 937 hộ, với 4.198 nhân khẩu, có 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh sống quần tụ bên nhau, trong đó Tày, Nùng chiếm 98%. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 746 người. Khám chữa bệnh cho chị em phụ nữLà một xã mặt bằng chung dân trí còn thấp, nhiều thôn bản cách trung tâm xã đến 10 km, đường giao thông đi lại khó khăn như Bản Nhầng, Phai Phạ, thôn Quảng Tiến II, những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến công tác dân số - KHHGĐ. Năm 2007 xã có 10 trường hợp sinh con thứ 3, năm 2009 có 7 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp sinh con thứ 5, những trường hợp trên chủ yếu là sinh con một bề, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng phong tục tập quán lạc hậu muốn con trai nối dõi. Đẻ nhiều con đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong gia đình, năm 2009 toàn xã có 10 hộ gia đình tái nghèo, tuy...
LSO-Quảng Lạc là một xã ngoại ô thành phố Lạng Sơn, có trên 90% dân số sống bằng sản xuất nông lâm nghiệp. Toàn xã có 937 hộ, với 4.198 nhân khẩu, có 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh sống quần tụ bên nhau, trong đó Tày, Nùng chiếm 98%. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 746 người.
 |
Khám chữa bệnh cho chị em phụ nữ |
Là một xã mặt bằng chung dân trí còn thấp, nhiều thôn bản cách trung tâm xã đến 10 km, đường giao thông đi lại khó khăn như Bản Nhầng, Phai Phạ, thôn Quảng Tiến II, những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến công tác dân số – KHHGĐ. Năm 2007 xã có 10 trường hợp sinh con thứ 3, năm 2009 có 7 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp sinh con thứ 5, những trường hợp trên chủ yếu là sinh con một bề, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng phong tục tập quán lạc hậu muốn con trai nối dõi. Đẻ nhiều con đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong gia đình, năm 2009 toàn xã có 10 hộ gia đình tái nghèo, tuy đã xóa được 15 hộ, xong toàn xã vẫn còn 24 hộ nghèo, chiếm 2,75%. Để khắc phục tình trạng trên, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời đẩy mạnh công tác dân số – KHHGĐ. Ban dân số xã đã tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên, Hội Nông dân, Trạm y tế tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, củng cố mạng lưới cộng tác viên dân số ở các thôn, bản… Chị Hoàng Thị Chuyên, phụ trách dân số xã cho biết: Hai năm trở lại đây Ban dân số xã đã mở nhiều đợt tuyên truyền lồng ghép xuống tận các thôn, bản, đặc biệt là tập trung vào những nơi có mức sinh cao và những vùng còn gặp khó khăn. Công tác tuyên truyền đã được chuyển tải bằng nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền trực tiếp, panô, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi… nội dung tập trung vào Pháp lệnh dân số, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác dân số – KHHGĐ, các biện pháp tránh thai hiện đại, làm mẹ an toàn… kết hợp với truyền thông lồng gép trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện có hiệu quả hai gói dịch vụ KHHGĐ và phòng chống lây nhiễm đường sinh sản, đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân đến nghe. Năm 2009 đã tổ chức truyền thông được 22 cuộc, thu hút gần 1.000 lượt người nghe, phát 250 tờ rơi, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã tuyên truyền được 16 cuộc, thu hút trên 800 lượt người nghe. Bên cạnh đó Ban dân số xã còn thường xuyên phối hợp với Trạm y tế làm tốt dịch vụ KHHGĐ, thực hiện các biện pháp tránh thai cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Năm 2009 tổng số các biện pháp tránh thai lâm sàng được 112 trường hợp, đạt 103 % kế hoạch, khám và điều trị phụ khoa được 538 lượt người, 6 tháng đầu năm 2010 khám, điều trị được 310 lượt người, thông qua đó đã từng bước nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các đối tượng trong diện sinh đẻ về công tác dân số- KHHGĐ. Do có sự chuyển biến như vậy nên 6 tháng đầu năm 2010 xã Quảng Lạc chỉ có 1 trường hợp sinh con thứ 3, tỷ lệ phát triển dân số 0,58%.
Có thể nói công tác dân số – KHHGĐ trong thời gian qua ở xã Quảng Lạc đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự ủng của các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân và sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ làm công tác dân số, nên công tác dân số- KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội ở địa phương ngày càng phát triển. Để công tác dân số- KHHGĐ đạt kết quả tốt hơn, xã cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và hành vi đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong việc thực hiện các chính sách dân số -KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh tự nhiên ở mức 1%.