LSO-Kể từ ngày tách, nhập cơ quan đến nay, hoạt động của cán bộ làm công tác dân số - KHHGĐ huyện Cao Lộc đã đi vào nề nếp, ổn định, đã xây dựng và ban hành quy chế làm việc, quy chế dân chủ của cơ quan. Hàng năm, Trung tâm dân số - KHHGĐ làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn giao chỉ tiêu chương trình mục tiêu quốc gia dân số cho các xã, thị trấn. Đồng thời giao chỉ tiêu chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn cho các xã trên địa bàn huyện.Trao đổi với ông Lương Cao Biền, Giám đốc Trung tâm dân số - KHHGĐ huyện Cao Lộc, ông cho rằng: Trong năm qua, chúng tôi đã chú trọng tới công tác truyền thông về dân số - KHHGĐ tại tuyến huyện và tuyến xã, mục tiêu là tuyên truyền tới tận các thôn, bản trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tại tuyến huyện, chúng tôi đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin tổ chức truyền thông...
LSO-Kể từ ngày tách, nhập cơ quan đến nay, hoạt động của cán bộ làm công tác dân số – KHHGĐ huyện Cao Lộc đã đi vào nề nếp, ổn định, đã xây dựng và ban hành quy chế làm việc, quy chế dân chủ của cơ quan.
Hàng năm, Trung tâm dân số – KHHGĐ làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, hướng dẫn giao chỉ tiêu chương trình mục tiêu quốc gia dân số cho các xã, thị trấn. Đồng thời giao chỉ tiêu chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng khó khăn cho các xã trên địa bàn huyện.
Trao đổi với ông Lương Cao Biền, Giám đốc Trung tâm dân số – KHHGĐ huyện Cao Lộc, ông cho rằng: Trong năm qua, chúng tôi đã chú trọng tới công tác truyền thông về dân số – KHHGĐ tại tuyến huyện và tuyến xã, mục tiêu là tuyên truyền tới tận các thôn, bản trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tại tuyến huyện, chúng tôi đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin tổ chức truyền thông vào những ngày lễ hội, kết quả tổ chức được tại 4 xã, thị trấn với tổng số 16 buổi, thu hút trên 3.000 lượt người nghe. Phát thanh tuyên truyền trên các địa bàn trọng điểm, các xã diễn ra chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Đồng thời tổ chức họp nhóm nói chuyện chuyên đề trực tiếp với các cặp vợ chồng được hơn 200 cặp về thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Trong chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt I thực hiện tại 10 xã, bắt đầu từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4/2010, chúng tôi đã cung cấp 2 sản phẩm truyền thông dân số về giáo dục chuyển đổi hành vi và cấp phát tờ rơi được 3.900 tờ, in mới được 2.500 tờ hình ảnh các biện pháp tránh thai hiện đại, viêm nhiễm đường sinh sản. Tại tuyến xã, chúng tôi thực hiện tuyên truyền, vận động lồng ghép chăm sóc SKSS/KHHGĐ, dân số và môi trường, phát triển kinh tế hộ gia đình. Tổ chức được 372 lần họp nhóm, nói chuyện chuyên đề và thăm hộ gia đình, cấp phát 286 cuốn sách, tạp chí, tập san về dân số – KHHGĐ.
 |
Tiêm phòng bệnh cho trẻ em |
Song song với công tác tuyên truyền, Trung tâm dân số – KHHGĐ huyện Cao Lộc còn chú trọng tới việc thực hiện hiệu quả các biện pháp tránh thai. Trong 6 tháng đầu năm, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn huyện thực hiện hiệu quả biện pháp thuốc uống tránh thai (đạt 102% chỉ tiêu kế hoạch năm), sử dụng bao cao su (đạt 86,3%), thuốc tiêm tránh thai (đạt 72%), thuốc cấy tránh thai (đạt 55%). Trong gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục, có 1.492/1.620 phụ nữ khám phụ khoa, đạt 92%; 567/1.030 chị được điều trị, đạt 55%… Tuy nhiên, một số biện pháp KHHGĐ khác còn đạt thấp, cụ thể như biện pháp đình sản mới có 3/14 trường hợp (đạt 21%), đặt vòng tránh thai có 370/1.200 trường hợp (đạt 30,8%). Trong chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đợt I mới có 3/10 xã đạt yêu cầu là Tân Liên, Xuất Lễ, Gia Cát, còn lại các xã đạt khoảng 55%, trong khi đó mức đạt yêu cầu phải từ 80% trở lên so với chỉ tiêu tỉnh giao. Trao đổi về vấn đề này, ông Biền cho rằng: Vẫn còn một số biện pháp đạt tỷ lệ thấp là do công tác tuyên truyền của mình đã sâu rộng rồi nhưng vẫn chưa đến đúng đối tượng. Đáng lẽ phải “đi từng ngõ, gõ từng đối tượng” thì mới mong đạt hiệu quả cao. Mặt khác, do thù lao của cán bộ chuyên trách dân số, đội ngũ cộng tác viên dân số thấp (hiện vẫn ở mức 200 ngàn đồng/tháng đối với chuyên trách, 50 ngàn đồng/tháng đối với cộng tác viên), vì vậy ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của phong trào cũng như các hoạt động, chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Hiện nay, huyện Cao Lộc có 23 cán bộ chuyên trách và 263 cộng tác viên dân số, mặc dù mức thù lao thấp như vậy song phần lớn cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân số ở các thôn, bản trên địa bàn huyện Cao Lộc vẫn nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Song để công tác dân số – KHHGĐ thực sự đạt hiệu quả cao, phát huy được hết tinh thần trách nhiệm của cán bộ chuyên trách cũng như cộng tác viên dân số thì Nhà nước cần có chính sách quan tâm đến đội ngũ này một cách đúng mức hơn. Có như vậy, cán bộ làm công tác dân số – KHHGĐ của huyện Cao Lộc nói riêng, tỉnh Lạng Sơn nói chung mới đảm bảo ổn định đời sống, chuyên tâm cho công tác chuyên môn, tâm huyết với công tác dân số – KHHGĐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số của tỉnh nhà.