Thứ bảy,  01/04/2023

Tăng cường sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc phòng, chống dịch, bệnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay đã có hơn mười địa phương ghi nhận có người mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có hàng chục người bệnh dương tính với phẩy khuẩn tả. Đáng chú ý, tại một số địa phương, bề mặt nước ngọt cũng xét nghiệm có phẩy khuẩn tả.Nguồn nước trên vẫn được bà con, rửa rau, tắm rửa... vì vậy, vẫn rải rác luôn xuất hiện các ca tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương cũng đang xảy ra dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng...Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa và sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể trong việc triển khai các biện pháp khống chế, đẩy lùi các loại dịch bệnh. Đối với các đơn vị y tế, cần tăng cường hoạt động giám sát dịch để phát hiện sớm các ca bệnh đầu tiên để khoanh vùng, xử lý ổ dịch, hạn chế sự lây lan. Đối với dịch tả, cần thực hiện giám sát chặt những loại thực phẩm có...

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay đã có hơn mười địa phương ghi nhận có người mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có hàng chục người bệnh dương tính với phẩy khuẩn tả. Đáng chú ý, tại một số địa phương, bề mặt nước ngọt cũng xét nghiệm có phẩy khuẩn tả.

Nguồn nước trên vẫn được bà con, rửa rau, tắm rửa… vì vậy, vẫn rải rác luôn xuất hiện các ca tiêu chảy cấp dương tính với phẩy khuẩn tả ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương cũng đang xảy ra dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa và sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể trong việc triển khai các biện pháp khống chế, đẩy lùi các loại dịch bệnh. Đối với các đơn vị y tế, cần tăng cường hoạt động giám sát dịch để phát hiện sớm các ca bệnh đầu tiên để khoanh vùng, xử lý ổ dịch, hạn chế sự lây lan. Đối với dịch tả, cần thực hiện giám sát chặt những loại thực phẩm có nguy cơ cao: thịt chó, thức ăn đường phố, nước đá… Tại những nơi có dịch tiêu chảy, thì chỉ cần xét nghiệm vài ba trường hợp đầu tiên mà xác định là tả thì tập trung lực lượng, trang thiết bị để điều trị cho người bệnh. Bộ Y tế cũng cảnh báo, khả năng sau nắng nóng kéo dài thường là lũ lụt, cho nên các địa phương cũng cần chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh dịch sau lũ, lụt với phương châm ba tại chỗ: Thuốc men tại chỗ, hậu cần tại chỗ và cấp cứu, điều trị tại chỗ.

* Từ đầu năm đến nay, khu vực các tỉnh phía nam đã có 103 trường hợp mắc tả tại năm tỉnh, thành phố là Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh. Số ca bệnh tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre (67 trường hợp), tỉnh An Giang (18 trường hợp), TP Hồ Chí Minh (12 trường hợp)… Trong đó, tỷ lệ nam bệnh nhân cao gần gấp hai lần so với nữ, chủ yếu là những người làm nghề lao động phổ thông. Ngành y tế nhận định, dịch đang rất khó kiểm soát, kéo dài và nguy cơ tái bùng phát, lây lan trong cộng đồng rất cao. Trước đây phẩy khuẩn tả chủ yếu sống ở nước lợ thì nay đã xuất hiện ở mẫu thịt chó, rau sống và môi trường nước ngọt như nước sông, hồ, đặc biệt là nước đá. Viện Pa-xtơ TP Hồ Chí Minh tiến hành xét nghiệm nhiều mẫu nhưng vẫn chưa xác định được nguồn gốc gây bệnh tả ở các tỉnh phía nam. Thứ trưởng Y tế Trịnh Quân Huấn lưu ý: Thời gian qua, có địa phương phun hóa chất thường xuyên nhưng không hiệu quả do hóa chất kém hiệu lực hoặc phun không đúng quy định, không đúng thời điểm. Bộ Y tế cũng yêu cầu các tỉnh phải kiểm soát chặt kỹ thuật xử lý ổ dịch, mua hóa chất chống dịch đúng loại và lấy chỉ số người bệnh làm thước đo hiệu quả chống dịch.
Theo Nhandan