Thứ ba,  21/03/2023

Ðác Lắc cải cách hành chính để huy động nguồn lực phát triển

Thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, Đác Lắc đã loại bỏ những thủ tục hành chính trùng lắp và xây dựng, hệ thống hóa thành Bộ thủ tục hành chính ba cấp, trong đó có 960 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết các Sở, ban, ngành; 226 thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện; 141 thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã. Bộ thủ tục này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp dễ tiếp cận, tra cứu và thực hiện khi có nhu cầu.Trong thời gian qua, Đác Lắc còn tập trung đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính công sở, mở rộng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (9001:2008), PMS và áp dụng các phần mềm quản lý trong các cơ quan, đơn vị. Tỉnh ban hành thống nhất Quy định về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, tỉnh còn chăm lo đào...

Thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, Đác Lắc đã loại bỏ những thủ tục hành chính trùng lắp và xây dựng, hệ thống hóa thành Bộ thủ tục hành chính ba cấp, trong đó có 960 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết các Sở, ban, ngành; 226 thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện; 141 thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp xã. Bộ thủ tục này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp dễ tiếp cận, tra cứu và thực hiện khi có nhu cầu.

Trong thời gian qua, Đác Lắc còn tập trung đẩy mạnh hiện đại hóa hành chính công sở, mở rộng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 (9001:2008), PMS và áp dụng các phần mềm quản lý trong các cơ quan, đơn vị. Tỉnh ban hành thống nhất Quy định về lĩnh vực, trình tự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện, thị xã, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, tỉnh còn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, cải cách chế độ công vụ, công chức; đội ngũ cán bộ, công chức có bước trưởng thành. Nhờ vậy, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã làm nên 11 nghìn 400 tỷ đồng giá trị tổng sản phẩm (GDP) trong năm 2009 (tăng 11% so với năm 2008 và tăng 11 đến 12% so với kế hoạch), trong đó, một số lĩnh vực có mức tăng trưởng đáng kể là: Công nghiệp – Xây dựng đạt 1.875 tỷ đồng (tăng 16% so với năm 2008 và tăng hơn 20% so với kế hoạch); Dịch vụ đạt 3.480 tỷ đồng (tăng 18% so với 2008 và tăng 23 đến 24% mức kế hoạch)… Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước toàn tỉnh trong năm 2009 đã tăng lên đến khoảng 2.300 tỷ đồng, đạt 112% dự toán Trung ương giao và bằng 106% dự toán HĐND tỉnh giao. Tổng thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành là 13,9 triệu đồng/người, tăng 1,9 triệu đồng so với kế hoạch.

Thời gian tới, Đác Lắc đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới mục tiêu xây dựng cho được một nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển, bảo đảm dân chủ, thống nhất, thông suốt, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính xem đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác cải cách hành chính; tiến hành rà soát thủ tục hành chính, loại bỏ thủ tục rườm rà, phức tạp dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo yêu cầu công khai, minh bạch, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng để thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng, kịp thời… Qua đó làm thay đổi và tạo lập được mối quan hệ mới giữa các cơ quan hành chính với công dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội; giữa nhà nước với thị trường; giữa thị trường với doanh nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, vì lợi ích của nhân dân. Đưa nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất.

Đề đạt được những mục tiêu trong năm 2010, UBND tỉnh Đác Lắc cũng đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp chính, đó là: Giải pháp về quy hoạch; giải pháp về huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; giải pháp về cải cách hành chính, xây dựng chính quyền và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp về quản lý tài nguyên môi trường; giải pháp về quản lý thu chi ngân sách và giải pháp về an ninh – quốc phòng. Mỗi nhóm giải pháp đều có ý nghĩa và tầm quan trọng như nhau, liên quan đến những lĩnh vực khác nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau, đòi hỏi mỗi người đều phải nâng cao ý thức trách nhiệm để thực thi đồng bộ thì mới đạt được hiệu quả cao. Chẳng hạn, trong nhóm giải pháp về quy hoạch, yêu cầu phải hoàn thành các thủ tục và phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; mở rộng giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án quy hoạch. Đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra quản lý xây dựng và kế hoạch sử dụng đất đai ở các địa phương, xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong quản lý quy hoạch, quản lý đất đai nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng…

Cùng với đó thì việc tăng cường quảng bá về tiềm năng của tỉnh để thu hút đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các địa bàn khó khăn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số… góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội.
Theo Nhandan