Đại lễ Phật giáo tri ân công đức các bậc tiền nhân
29/07/2010 08:25
Sáng 28-7, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức lễ khai mạc “Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.Phát biểu tại lễ khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tổ chức nhằm nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ Tổ tiên đã có công xây dựng kiến tạo đất nước, thủ đô văn hiến Thăng Long - Hà Nội suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và cầu nguyện nhân dân no ấm giàu mạnh, an lạc, quốc gia thịnh trị phú cường, thế giới hoà bình. Qua gần 30 năm hoạt động, Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển đã và đang góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.Tuần lễ văn hóa Phật giáo càng có ý nghĩa khi diễn ra tại...
Sáng 28-7, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức lễ khai mạc “Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội tổ chức nhằm nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ Tổ tiên đã có công xây dựng kiến tạo đất nước, thủ đô văn hiến Thăng Long – Hà Nội suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và cầu nguyện nhân dân no ấm giàu mạnh, an lạc, quốc gia thịnh trị phú cường, thế giới hoà bình. Qua gần 30 năm hoạt động, Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển đã và đang góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Tuần lễ văn hóa Phật giáo càng có ý nghĩa khi diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long đúng vào dịp UNESCO đang xem xét quyết định công nhận nơi đây là di sản văn hóa của nhân loại thế giới.
Trong một tuần lễ sẽ diễn ra một chuỗi các sự kiện tri ân công đức các bậc thiền nhân đã có công lao to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc: Cung nghênh Long vị đức Vua Lý Thái Tổ, Long vị các vương triều; Cung nghênh Giác linh lịch đại Tổ sư có công với đất nước; chân linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ, đặc biệt tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại…
Bên cạnh các hoạt động nghi lễ tâm linh, cầu an, cầu siêu, trong tuần lễ còn diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Triển lãm cổ vật Phật giáo; triển lãm Mỹ thuật Phật giáo; hoạt động từ thiện giúp đỡ các gia đình nghèo khó khăn, các học sinh, sinh viên vượt khó; hội thảo “Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”; đêm hội hoa đăng “Dấu ấn 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội – Hội tụ và phát triển bền vững”…
Theo Nhandan