Thứ năm,  30/03/2023

Số ca bệnh sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại các địa phương

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum cho biết, đến ngày 28-7 toàn tỉnh đã có 322 người bị sốt xuất huyết (SXH), trong đó riêng tháng 7 có tới 212 người bị bệnh. Bệnh SXH đã xuất hiện ở 36 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố trong tỉnh.TP Kon Tum là nơi có nhiều người bệnh nhất với 176 ca. Dù mới chỉ gần hết tháng 7 nhưng số lượng người bị bệnh trên đã tăng gấp ba lần so cả năm trước. Việc số lượng tăng đột biến trên khiến số người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh quá tải. Một số người bệnh phải nằm ghép ở khoa nhi. Giường bệnh cũng được kê thêm ở các lối đi. Hiện tại, thời tiết ở Kon Tum đang mưa, đây là điều kiện thuận lợi để muỗi, tác nhân gây bệnh phát triển. Trung tâm y tế thành phố cũng đang tổ chức tiến hành phun hóa chất diệt muỗi trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, một số hộ dân lại không hợp tác khi đóng cửa nhà không cho các nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi....

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum cho biết, đến ngày 28-7 toàn tỉnh đã có 322 người bị sốt xuất huyết (SXH), trong đó riêng tháng 7 có tới 212 người bị bệnh. Bệnh SXH đã xuất hiện ở 36 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố trong tỉnh.


TP Kon Tum là nơi có nhiều người bệnh nhất với 176 ca. Dù mới chỉ gần hết tháng 7 nhưng số lượng người bị bệnh trên đã tăng gấp ba lần so cả năm trước. Việc số lượng tăng đột biến trên khiến số người bệnh điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh quá tải. Một số người bệnh phải nằm ghép ở khoa nhi. Giường bệnh cũng được kê thêm ở các lối đi. Hiện tại, thời tiết ở Kon Tum đang mưa, đây là điều kiện thuận lợi để muỗi, tác nhân gây bệnh phát triển. Trung tâm y tế thành phố cũng đang tổ chức tiến hành phun hóa chất diệt muỗi trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, một số hộ dân lại không hợp tác khi đóng cửa nhà không cho các nhân viên y tế phun thuốc diệt muỗi.


Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sốt xuất huyết (SXH) tăng đột biến. Từ đầu tháng 7 đến nay đã lên đến 32 người. Trong lúc đó, tổng số người bệnh nhiễm vi-rút SXH trong sáu tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chỉ 21 ca. Để tránh tình trạng bệnh SXH lan ra diện rộng, hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị đã cử các y, bác sĩ của Khoa Dịch tễ về tại khu phố 4, phường Đông Lễ để điều trị, giám sát bệnh nhân Lũy và phối hợp chính quyền và nhân dân tổ chức tiêu diệt bọ gậy và điều tra côn trùng tại nơi bệnh nhân sinh sống.


Tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kiên Giang cho biết: Từ đầu năm đến nay, tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận gần 800 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), trong đó có ba trường hợp đã tử vong. Còn tại Khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cũng đã điều trị cho gần 400 trường hợp mắc SXH.


Do vào đầu mùa mưa, môi trường thuận lợi cho các véc-tơ truyền bệnh phát triển, nên tình hình bệnh SXH ở Kiên Giang đang có chiều hướng gia tăng. Riêng trong tháng 7 đã có 155 ca, tăng 23 ca so với tháng trước. Đáng chú ý, những ngày qua tại TP Rạch Giá và nhiều địa phương trong tỉnh Kiên Giang số lượng muỗi xuất hiện dày đặc và có nhiều đặc điểm lạ như hình dáng rất nhỏ, cắn rất ngứa và nổi mẩn đỏ.


Hiện nay, không chỉ phòng, chống dịch sốt xuất huyết, ngành y tế Kiên Giang còn đang lo đối phó với bệnh tiêu chảy cấp đang bùng phát ở các tỉnh giáp ranh như Cà Mau, An Giang. Đặc biệt là các tỉnh của Cam-pu-chia tiếp giáp với Kiên Giang cũng đang bùng phát mạnh dịch tiêu chảy cấp.



Theo Nhandan