Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Cạn giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa, lũ
05/08/2010 09:27
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, trên khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ đang có nhiều đám mây dông lớn, có thể làm xuất hiện lốc xoáy, gió giật mạnh... Các tàu, thuyền hoạt động trong khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ cần đề phòng và theo dõi sự phát triển của những đám mây dông trên.Ngày 4-8, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục tây bắc-đông nam nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào, dông rải rác vào đêm và sáng sớm nhưng lượng mưa giảm so với những ngày trước. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Bộ cần đề phòng lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Dự báo, trong một đến hai ngày tới, các tỉnh miền bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây ra mưa rào rải rác về đêm và sáng sớm. Đến cuối tuần này rãnh áp thấp này có khả năng gây mưa ở nhiều nơi. Do ảnh hưởng của gió mùaTây Nam, khu vực nam Biển Đông có sóng biển cao 2-3 m, trên vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, trên khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ đang có nhiều đám mây dông lớn, có thể làm xuất hiện lốc xoáy, gió giật mạnh… Các tàu, thuyền hoạt động trong khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ cần đề phòng và theo dõi sự phát triển của những đám mây dông trên.
Ngày 4-8, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục tây bắc-đông nam nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào, dông rải rác vào đêm và sáng sớm nhưng lượng mưa giảm so với những ngày trước. Các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Bộ cần đề phòng lũ quét, lũ ống và sạt lở đất. Dự báo, trong một đến hai ngày tới, các tỉnh miền bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây ra mưa rào rải rác về đêm và sáng sớm. Đến cuối tuần này rãnh áp thấp này có khả năng gây mưa ở nhiều nơi. Do ảnh hưởng của gió mùaTây Nam, khu vực nam Biển Đông có sóng biển cao 2-3 m, trên vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có sóng cao 2,5 m.
Ngày 4-8, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai đã đến thôn Cửa Cải, xã Mường Vi (Bát Xát) trợ giúp 1 triệu đồng cho gia đình có người chết, 500 nghìn đồng/người bị thương và hộ bị mất nhà cửa. Hội Chữ thập đỏ huyện Bát Xát cũng trợ giúp gia đình có người chết và hộ bị mất nhà cửa 500 nghìn đồng/hộ; 200 nghìn đồng cho mỗi người bị thương. Hiện nay, công tác cứu trợ đang được nhiều tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng, giúp đồng bào khắc phục khó khăn về đời sống và ổn định sản xuất. Huyện Bảo Thắng khẩn trương di dời 25 hộ dân khỏi vùng nguy hiểm ở ven sông, suối, nguy cơ sạt lở đất cao đến nơi an toàn. UBND huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ di dời; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng cần bảo đảm điều kiện vật chất để các hộ dân phải di chuyển nhanh chóng ổn định cuộc sống mới.
Theo Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn các huyện Phú Lương, Võ Nhai vừa xảy ra mưa lớn, gió lốc và lũ ống cuốn trôi một người, chín nhà bị đổ, 280 nhà hư hỏng, 120 ha lúa và hoa màu bị hư hỏng, 500 m đường giao thông bị sạt lở, 40 cột thông tin và cột điện bị gãy đổ. Tỉnh đang huy động lực lượng dân quân, cùng gia đình nạn nhân tìm kiếm người bị nạn. Đồng thời lập phương án hỗ trợ gia đình có người bị nạn, các gia đình có nhà bị đổ, hư hỏng và khắc phục các thiệt hại khác sớm ổn định đời sống nhân dân.
Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Bắc Cạn cho biết, từ ngày 31-7 đến 3-8, mưa lũ tại hai huyện Ba Bể, Pác Nặm gây thiệt hại gần 16 tỷ đồng. Hiện nay, ngoài việc hỗ trợ các gia đình bị nạn, hai huyện đang huy động nhân dân vệ sinh, sửa chữa nhà cửa để sớm ổn định chỗ ở; cung cấp giống lúa cho gieo cấy lại đối với những diện tích có thể khắc phục được còn lại chuyển sang trồng cây màu.
Hiện nay, khoảng 36 km bờ sông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế sạt lở nghiêm trọng và ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng gần 2.500 hộ dân sinh sống ven bờ, trong đó có 510 hộ dân phải di dời… Tuy nhiên, công tác tu bổ hệ thống đê bị sạt lở trên địa bàn mới chỉ dừng ở việc đánh giá, khắc phục cục bộ, chưa có giải pháp đồng bộ vì thiếu kinh phí.
Tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam vừa tổ chức hội thảo về dự án cứu trợ và nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai cho người dân bị ảnh hưởng của cơn bão số 11 năm 2009. Với kinh phí hơn năm tỷ đồng, dự án được triển khai thực hiện từ nay đến tháng 9-2011 tại 12 xã thuộc hai huyện bị thiệt hại nặng là Đồng Xuân và Tuy An, góp phần giúp người dân vùng bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất.
Tuyến đê bao An Sơn – Lái Thiêu (Bình Dương) dài 24 km có tác dụng ngăn triều cường và nước biển dâng trên sông Sài Gòn đoạn qua Bình Dương, có tổng vốn là 140 tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư đã được thi công gần bảy năm, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Vì vậy, các đợt triều cường đầu năm 2010 gây ngập úng thường xuyên ở các xã vùng trũng huyện Thuận An, gây thiệt hại đáng kể về tài sản của Nhà nước và nhân dân trong khu vực.
Ngày 3-8, quốc lộ 1A thuộc địa phận Thanh Xuân, phường 5, TP Tân An (Long An) có mưa lớn, làm ngập sâu 10 – 30 cm trên chiều dài hơn 700 m. Nhiều phương tiện giao thông bị ùn tắc. Đoạn đường này thường bị ngập nước mỗi khi có mưa, đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm.
Đến ngày 3-8, trên địa bàn TP Đà Nẵng có 261 con lợn mắc bệnh tai xanh ở các xã Hòa Khương, Hòa Liên và Hòa Phước. UBND TP Đà Nẵng có công văn chỉ đạo tiêu hủy lợn mắc bệnh tai xanh và hỗ trợ người chăn nuôi khi có lợn bị tiêu hủy. Theo đó, các quận, huyện tiêu hủy lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh tai xanh của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Việc tiêu hủy dựa trên cơ sở đề nghị của cơ quan thú y.
Theo Nhandan