Thứ hai,  27/03/2023

Khai mạc Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010

Tối 4-8, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội đã khai mạc Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010. Đến dự có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Hoàng Trung Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện nhiều cơ quan ngoại giao, các tổ chức thương mại quốc tế.Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội diễn ra từ ngày 4 đến 9-8. Trong thời gian này, diễn ra nhiều hoạt động như: Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ; trình diễn tay nghề của nghệ nhân giỏi; trình diễn thời trang "Chất liệu truyền thống - Thiết kế hiện đại"; du lịch làng nghề; hội thảo "Làng nghề Hà Nội, tiềm năng phát triển và du lịch"; kết nối đối tác...Đây là cơ hội cho các làng nghề, các nghệ nhân của Thủ đô quảng bá thương hiệu sản phẩm, quảng bá văn hóa truyền thống, tổ chức xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tìm đầu ra cho các sản phẩm, từ đó thúc đẩy các làng nghề không ngừng nâng...

Tối 4-8, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội đã khai mạc Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010. Đến dự có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Hoàng Trung Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện nhiều cơ quan ngoại giao, các tổ chức thương mại quốc tế.

Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội diễn ra từ ngày 4 đến 9-8. Trong thời gian này, diễn ra nhiều hoạt động như: Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ; trình diễn tay nghề của nghệ nhân giỏi; trình diễn thời trang “Chất liệu truyền thống – Thiết kế hiện đại”; du lịch làng nghề; hội thảo “Làng nghề Hà Nội, tiềm năng phát triển và du lịch”; kết nối đối tác…

Đây là cơ hội cho các làng nghề, các nghệ nhân của Thủ đô quảng bá thương hiệu sản phẩm, quảng bá văn hóa truyền thống, tổ chức xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, tìm đầu ra cho các sản phẩm, từ đó thúc đẩy các làng nghề không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị thẩm mỹ, giá trị kinh tế các sản phẩm.

Tham gia hoạt động này có 80 đơn vị, bao gồm 52 doanh nghiệp, hiệp hội; 28 nghệ nhân, thợ giỏi và gần 379 sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc thuộc 12 nhóm nghề: gốm sứ, mây tre lá, lụa, đồng và kim khí, sừng, gỗ, giấy, đá, thêu ren, khảm trai, sơn mài… và các chất liệu khác. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ thủ công mỹ nghệ nước ngoài, các công ty cung ứng thiết bị, dịch vụ phục vụ ngành thủ công mỹ nghệ, các tổ chức lữ hành trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch làng nghề…

Trên địa bàn Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều nghề có lịch sử hàng trăm năm, nay vẫn được lưu truyền và phát triển. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội kết tinh được sự khéo léo, tài hoa của người thợ thủ công trong từng đường nét, chi tiết. Phần lớn các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, các nước châu Âu và các nước khối ASEAN… Tổng giá trị sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 80% lao động tại các làng nghề. Trong lễ khai mạc, Ban tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu quà tặng du lịch chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội đã trao giải cho 18 nghệ nhân có các sản phẩm tinh xảo, đáp ứng tiêu chí cuộc thi.
Theo Nhandan