Tàu, thuyền hoạt động tại vùng biển nam Biển Ðông đề phòng gió mạnh và sóng biển cao từ 2 đến 4 m
06/08/2010 08:48
Lào Cai khắc phục hậu quả lũ quét * Khẩn trương dập tắt dịch lợn tai xanh tại các tỉnh phía namTheo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, chiều 5-8, vùng mây dông phát triển tiếp tục duy trì trên vùng biển nam Biển Đông và gây mưa rào và dông mạnh cho khu vực này. Hôm nay (6-8), vùng biển nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau) tiếp tục có mưa rào và dông mạnh, trong những đám mây dông này có thể xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc xoáy, gió giật mạnh... Các tàu, thuyền hoạt động trong các khu vực biển nói trên cần đề phòng gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Sóng biển cao từ 2-4 m, biển động mạnh.Ngày 4-8, tại Lào Cai có mưa to ở nhiều nơi, lượng mưa đo tại Sa Pa hơn 200 mm, đã gây lũ quét, sạt lở đất. Hồi 19 giờ cùng ngày, lũ quét bất ngờ ập xuống đã san phẳng hai ngôi nhà xây cấp 4 và...
Lào Cai khắc phục hậu quả lũ quét * Khẩn trương dập tắt dịch lợn tai xanh tại các tỉnh phía nam
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, chiều 5-8, vùng mây dông phát triển tiếp tục duy trì trên vùng biển nam Biển Đông và gây mưa rào và dông mạnh cho khu vực này. Hôm nay (6-8), vùng biển nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau) tiếp tục có mưa rào và dông mạnh, trong những đám mây dông này có thể xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc xoáy, gió giật mạnh… Các tàu, thuyền hoạt động trong các khu vực biển nói trên cần đề phòng gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Sóng biển cao từ 2-4 m, biển động mạnh.
Ngày 4-8, tại Lào Cai có mưa to ở nhiều nơi, lượng mưa đo tại Sa Pa hơn 200 mm, đã gây lũ quét, sạt lở đất. Hồi 19 giờ cùng ngày, lũ quét bất ngờ ập xuống đã san phẳng hai ngôi nhà xây cấp 4 và ba nhà gỗ của người dân ở huyện Sa Pa, làm bốn người bị thương. Lực lượng cứu hộ kịp thời có mặt kết hợp với tổ dân phố gạt đất tìm kiếm tài sản, di chuyển người già và em nhỏ đến các nơi an toàn, đưa người bị thương đi cấp cứu. Huyện Sa Pa đã hỗ trợ tiền giúp các gia đình bị nạn ổn định cuộc sống sinh hoạt trước mắt.Tại huyện Văn Bàn, xuất hiện lũ ống trên suối Nhù chảy qua địa phận các xã Liêm Phú, Khánh Yên Hạ, Chiềng Ken, cuốn trôi chị Lương Thị Mịn là giáo viên trường tiểu học xã Chiềng Ken. Chính quyền địa phương và Phòng giáo dục Văn Bàn đã thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân. Quốc lộ 4D và một số tuyến tỉnh lộ khác bị sạt lở hàng chục điểm.
Đến nay, TP Hà Nội vẫn còn 350ha lúa mùa ở các huyện Đan Phượng, Hoài Đức và Phúc Thọ bị ngập do ảnh hưởng của đợt mưa trong tuần qua. Các công ty thủy lợi đang vận hành sáu trạm bơm để tiêu úng; đồng thời theo dõi sát thời tiết để chủ động điều tiết nước phục vụ nhu cầu tưới dưỡng cho cây trồng vụ mùa. Tại huyện Đan Phượng vừa diễn ra cuộc diễn tập PCLB và TKCN năm 2010. Buổi diễn tập có nội dung chính là vận hành cơ chế xử lý sự cố vỡ đê khi bão mạnh đổ bộ. Lực lượng quân đội, công an, y tế và lực lượng cơ động của huyện tham gia diễn tập đã xử lý thành thục các tình huống di dời nhân dân, đưa người bị thương cấp cứu…
Dịch tai xanh đã xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước và đang có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, dịch đã xảy ra ở 227 xã trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố, với hơn 43 nghìn con mắc bệnh và hơn 22 nghìn con bị tiêu hủy.
Ngày 5-8 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Chỉ thị số 2507/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch tai xanh, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố công khai chính sách hỗ trợ lợn bị tiêu hủy cho nhân dân biết, rà soát kết quả tiêm vắc-xin cho đàn lợn trong tỉnh, lập các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát vận chuyển, không để dịch lây lan…
Từ đầu tháng 7 đến nay, dịch tụ huyết trùng xuất hiện và bùng phát trên địa bàn năm xã của huyện Mường Tè (Lai Châu), làm hơn 100 con trâu, bò bị chết. Ngành nông nghiệp và Chi cục Thú y tỉnh đã cử các đoàn công tác đi kiểm tra và khẩn trương triển khai các biện pháp dập dịch. Hiện nay, dịch lợn tai xanh tiếp tục lây lan trên diện rộng tại tỉnh Cao Bằng. Huyện Trùng Khánh là địa phương thứ ba phát dịch với gần 1.300 con mắc bệnh, trong đó hơn 550 con đã chết và bị tiêu hủy. Chi cục Thú y Khánh Hòa vừa phát hiện thêm hai ổ dịch tai xanh ở lợn tại huyện Ninh Hòa, Khánh Vĩnh.Chi cục đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định phạm vi ổ dịch và tổ chức triển khai các biện pháp dập dịch. Tỉnh Đác Lắc đã có hàng nghìn con lợn bị bệnh chết, nghi là dịch tai xanh. Ngành thú y đã lấy mẫu xét nghiệm và tuyên truyền sâu rộng cho người dân hiểu biết về dịch bệnh lợn tai xanh, tăng cường kiểm tra các lò mổ và việc buôn bán lợn trên địa bàn.
Chi cục Thú y tỉnh Long An vừa thành lập các đội phản ứng nhanh để tiêu hủy lợn tai xanh; đồng thời hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn chết. Ngành Thú y bố trí cán bộ trực 24/24 giờ ở các cơ sở giết mổ, cấm mua bán, vận chuyển lợn trên địa bàn các xã có dịch. Tại Bạc Liêu, dịch tai xanh đã lây lan ra năm xã phường, ba huyện, thị xã, làm hơn 260 con lợn mắc bệnh. UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo ngành nông nghiệp, UBND huyện Bù Đăng khẩn trương thành lập chốt kiểm dịch, phòng, chống dịch lợn tai xanh tại xã Đăng Hà; phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển động vật, không cho nhập động vật, sản phẩm động vật nghi nhiễm bệnh.
Theo Nhandan