LSO-Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23/11/1946 do Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khai sinh ra Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và chính Người là vị Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Nói về công tác Hội chữ thập đỏ, Bác đã căn dặn toàn thể cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Lời Bác dạy là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động, là sức mạnh nhân đạo cổ vũ, động viên lớp lớp cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cống hiến, hy sinh vì niềm vui, hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của sự nghiệp nhân đạo cao cả.Đoàn thanh niên Trường CĐSP tham gia hiến máu nhân đạo Ảnh: Bảo VyHội Chữ Thập đỏ...
LSO-Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23/11/1946 do Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khai sinh ra Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và chính Người là vị Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội.
Nói về công tác Hội chữ thập đỏ, Bác đã căn dặn toàn thể cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Lời Bác dạy là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động, là sức mạnh nhân đạo cổ vũ, động viên lớp lớp cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cống hiến, hy sinh vì niềm vui, hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của sự nghiệp nhân đạo cao cả.
 |
Đoàn thanh niên Trường CĐSP tham gia hiến máu nhân đạo
Ảnh: Bảo Vy
|
Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội của quần chúng làm công tác nhân đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Hội tập hợp mọi người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính kiến, nam, nữ…tự nguyện hoạt động vì mục đích Nhân đạo – Hòa bình – Hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình vì hạnh phúc của nhân dân. Trải qua 64 năm xây dựng và phát triển, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam không ngừng trưởng thành về nhiều mặt. Từ chỗ chỉ có vài trăm hội viên trong những ngày đầu thành lập, đến nay cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ đã trở thành lực lượng nòng cốt trong hoạt động nhân đạo. Các hoạt động của Hội đa dạng, phong phú, gắn bó với các đối tượng khó khăn ở các vùng miền, và thu hút đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, những người tình nguyện và nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia, góp phần tích cực trong việc trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, thực hiện chính sách xã hội nhân đạo.
Từ ngày thành lập đến nay Hội Chữ thập đỏ Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự phối hợp hoạt động của các ngành, đoàn thể và sự hưởng ứng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. 64 năm xây dựng và phát triển, sự cống hiến, hy sinh của lớp lớp cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ đã hun đúc lên những truyền thống vẻ vang, đó là: Truyền thống cống hiến, hy sinh hết mình vì những người nghèo, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai, thảm họa, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già cô đơn, trẻ em lang thang và những người dễ bị tổn thương khác trong xã hội. Chúng ta tự hào về sự phát triển không ngừng lớn mạnh của hội, mối quan hệ hợp tác ngày càng rộng rãi cả trong nước và quốc tế cùng “Chung sức vì nhân đạo”. Hội luôn giữ vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo, đóng vai trò cầu nối, vai trò điều phối các tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho những người dễ bị tổn thương trong toàn xã hội, góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, đóng góp tích cực cho Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Kế thừa truyền thống đó, Hội Chữ Thập đỏ Lạng Sơn được thành lập ngày 7/6/1979, từ ngày thành lập đến nay lớp lớp cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên Chữ Thập đỏ đã có nhiều nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách cống hiến sức mình xây dựng phong trào CTĐ ngày càng phát triển và trở thành lực lượng nòng cốt trong mặt trận nhân đạo. Tổ chức Hội ở cả 3 cấp được củng cố, kiện toàn và phát triển sâu rộng, nhất là cấp cơ sở, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp đã trở thành nền nếp thường xuyên, số lượng và chất lượng hội viên được nâng lên. Lực lượng thanh thiếu niên Chữ thập đỏ phát triển nhanh kể cả số lượng và chất lượng. Từ năm 1998 cã 226/ 226 xã, phường, thị trấn đều có tổ chức Hội. Hiện nay có 1.853/2.267 thôn có Chi hội Chữ thập đỏ. Khối cơ quan, doanh nghiệp có 32 chi hội, có 6 chi hội đặc thù đền, chùa được đánh giá hoạt động tốt, hiệu quả cao. Tổng số hội viên 53.265; thanh thiếu niên Chữ Thập đỏ toàn tỉnh 113.900 em. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và gây ấn tượng tốt đẹp cho các tầng lớp nhân dân về vai trò vị trí của Hội, giáo dục cho cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ phát huy tốt truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, hội luôn chủ động triển khai các hoạt động với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, cách làm năng động, sáng tạo cùng nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, đó thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và thể hiện “Tấm lòng vàng” cùng sẻ chia khó khăn với cộng đồng nghèo đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, kết quả hoạt động năm sau cao hơn năm trước. Từ những hoạt động đạt hiệu quả đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, nhiều tấm gương tận tụy cống hiến cho sự nghiệp nhân đạo cao cả, những bông hoa người tốt, việc tốt ngày càng nở rộ khắp trên địa bàn toàn tỉnh, đã tô đẹp thêm truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc ta. Phát huy những thành tích mà toàn hội đạt được trong hơn 64 năm qua, trong những năm tới, các cấp hội tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật hoạt động chữ thập đỏ với 7 hoạt động: cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc trong chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm hoạ.
 |
Các nhà hảo tâm ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ
Ảnh: Tư Liệu
|
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 43-CT/TW ngày 8/6/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, không ngừng phát triển hội viên, chú trọng phát triển tổ chức Hội ở các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các doanh nghiệp, thôn bản… Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, biết phát huy nội lực và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, nhằm thu hút các tổ chức phi chính phủ tài trợ thông qua các dự án phát triển cộng đồng; sử dụng hiệu quả các nguồn ủng hộ, viện trợ, lựa chọn đúng đối tượng, chi đúng đối tượng, nâng cao vai trò và uy tín của Hội. Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động nhân đạo. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.
Một chặng đường lịch sử, cùng với nhiều thành công và cũng không ít khó khăn, thử thách. Nhưng với niềm tin và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của các ngành, đoàn thể và sự ủng hộ, tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Hội luôn xác định là vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, luôn là “Cầu nối vững chắc” của mọi tấm lòng vàng đến với người nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.