Thứ tư,  07/06/2023

Về với buôn làng

Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào M'Nông, Ê Đê ở các bon, làng xã Tâm Thắng (Cư Giút, Đác Nông) có nhiều thay đổi khi được các cán bộ, chiến sĩ Đội công tác 386 của Quân khu 5 về thực hiện bốn cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cán bộ, chiến sĩ trong đội còn giúp nhân dân lao động, sản xuất, sửa chữa nhà cửa, xóa đói, giảm nghèo, phòng, chống dịch bệnh,...Đã hơn 5 năm nay, hình ảnh các anh 'Bộ đội Cụ Hồ' hằng ngày cùng bà con lên nương, lên rẫy chăm sóc cà-phê, thu hoạch nông sản, chiều về tổ chức giao lưu bóng chuyền, bóng đá, tối đến tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đã trở nên quen thuộc đối với đồng bào M'Nông, Ê Đê ở các bon Nui, Trum, Buôr, Ea Pô của xã Tâm Thắng. Trong những ngày cuối năm này, công việc của các cán bộ, chiến sĩ Đội công tác 386...

Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào M&#39Nông, Ê Đê ở các bon, làng xã Tâm Thắng (Cư Giút, Đác Nông) có nhiều thay đổi khi được các cán bộ, chiến sĩ Đội công tác 386 của Quân khu 5 về thực hiện bốn cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cán bộ, chiến sĩ trong đội còn giúp nhân dân lao động, sản xuất, sửa chữa nhà cửa, xóa đói, giảm nghèo, phòng, chống dịch bệnh,…

Đã hơn 5 năm nay, hình ảnh các anh &#39Bộ đội Cụ Hồ&#39 hằng ngày cùng bà con lên nương, lên rẫy chăm sóc cà-phê, thu hoạch nông sản, chiều về tổ chức giao lưu bóng chuyền, bóng đá, tối đến tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ đã trở nên quen thuộc đối với đồng bào M&#39Nông, Ê Đê ở các bon Nui, Trum, Buôr, Ea Pô của xã Tâm Thắng. Trong những ngày cuối năm này, công việc của các cán bộ, chiến sĩ Đội công tác 386 ở xã Tâm Thắng càng bận rộn hơn khi niên vụ cà-phê 2010-2011 đang bước vào thời kỳ thu hoạch rộ; bà con không thuê được nhân công thu hái, vậy là các thành viên trong đội chia nhau ra giúp dân thu hoạch. Do nhiều gia đình xâm canh nương rẫy tận các xã Nâm Nung, huyện Krông Nô; xã Đác Gằn, huyện Đác Min… cách xa nhà đến vài chục km, nên nhiều cán bộ, chiến sĩ phải ăn, ở lại trên nương rẫy giúp người dân đến cả tuần mới về. Vì vậy, mặc dù đã hẹn trước nhưng khi chúng tôi về Tâm Thắng trong những ngày cuối năm vẫn không gặp được tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đội.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà của gia đình ông Ama Hằng, cũng là nơi ăn, ở, sinh hoạt, làm việc của cả đội, nằm ngay giữa bon Nui, Trung tá Võ Văn Giáp, Đội trưởng Công tác 386 xã Tâm Thắng, nhớ lại: Đội được thành lập năm 2005, là khoảng thời gian tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các bon, làng trong xã rất phức tạp; kẻ xấu lén lút xúi giục, kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh một số người dân nhẹ dạ cả tin vượt biên giới trái phép; một số người ở nhà bỏ ruộng vườn, không chịu lao động, tụ tập gây mất an ninh – trật tự… Trước tình hình đó, khi về nhận công tác, tuy điều kiện ăn, ở, làm việc rất khó khăn, chủ yếu ở nhờ trong nhà dân, nhưng các cán bộ, chiến sĩ trong đội không nề hà gian khó. Một mặt, các anh phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các đoàn thể ở địa phương tổ chức các buổi họp dân để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước kiên trì giải thích cho nhân dân hiểu cái gọi là &#39Nhà nước Đề-ga&#39 thực chất là trò bịp bợm của các thế lực thù địch để chống phá công cuộc đổi mới của đất nước ta và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt khác, các cán bộ, chiến sĩ trong đội thường xuyên tham gia giúp dân lao động, sản xuất, ứng dụng tiến bộ KHKT vào thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới… Với phương châm &#39mưa dầm thấm lâu&#39, các thành viên trong đội ngày đêm đến từng gia đình hay trong những ngày giúp dân sản xuất trên nương rẫy để tuyên truyền, vận động. Dần dần, bà con đã hiểu ra nên không nghe, không làm theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu.

Dẫn chúng tôi đi xem căn nhà mới còn thơm mùi sơn, ông Ama Hằng vui vẻ kể: &#39Gia đình tôi có nhiều đất, nhưng trước đây, do thiếu vốn và chưa biết trồng cà-phê, trồng lúa nước cho nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền, các đoàn thể ở địa phương tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước và được cán bộ, chiến sĩ Đội công tác 386 hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cà-phê, lúa nước, ngô lai… cho nên hai năm nay gia đình tôi thoát khỏi đói nghèo, làm được nhà cửa khang trang. Sau khi làm nhà mới, tôi mời đội công tác dọn về nhà mình ở, làm việc để có điều kiện công tác tốt hơn, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương giữ gìn an ninh – trật tự, chăm lo cuộc sống cho bà con&#39. Lo cuộc sống của đồng bào như lo cuộc sống của chính gia đình mình, nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đội được các gia đình nhận làm con nuôi, như: gia đình ông Am Then nhận K&#39Sor Phương, gia đình Mí Nôn nhận Nguyễn Chí Thân, gia đình Ma Nới nhận Trần Văn Thái, gia đình Ma Lơm nhận Y Khía, gia đình Y Kơs Ê Ban nhận Ngô Mạnh Hà, gia đình Y Buốt nhận Phạm Văn Doanh…

Đối với các cán bộ, chiến sĩ trong đội công tác, kể từ khi được bà con nhận làm con nuôi, hằng ngày, ngoài công việc của đội, các anh luôn tranh thủ ghé qua nhà bố mẹ nuôi thăm hỏi, ngày mùa cùng lên nương rẫy trồng tỉa hoặc thu hoạch cà-phê, ngô, lúa. Trong những ngày lễ, Tết, các anh vận động và cùng cả nhà dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm, cho gia đình và bà con trong bon. Nhìn anh Nguyễn Chí Thân đang giúp gia đình chăm sóc cà-phê, Mí Nôn không giấu được niềm vui, kể: &#39Từ khi gia đình tôi nhận Thân làm con nuôi đến nay, không có việc nào mà Thân không giúp, từ những việc trong nhà như bổ củi, gánh nước, sửa chữa nhà cửa, hướng dẫn các em học bài, đến các việc như hướng dẫn cách bón phân, chăm sóc lúa nước, cà-phê, thu hoạch các loại nông sản…&#39. Nguyễn Chí Thân tâm sự: &#39Kể từ ngày về công tác ở xã Tâm Thắng, tôi đã có gia đình bố mẹ nuôi nên rất vui. Bố mẹ và các anh em trong gia đình thương tôi lắm! Có lần đi công tác không kịp báo với gia đình, mấy ngày không thấy ghé sang nhà, mẹ nuôi liền đến đội tìm, khi biết tôi đi công tác, mẹ mới yên tâm về nhà&#39.

Không riêng gia đình Ama Hằng, Mí Nôn mà hầu hết gia đình ở các bon trong xã đều dành những tình cảm yêu thương cho các thành viên đội công tác. Ngoài việc tạo điều kiện về nơi ăn, ở, sinh hoạt, làm việc cho đội, bà con còn tự giác chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tích cực cùng với đội công tác giữ gìn an ninh – trật tự ở địa phương. Nhờ đó, từ năm 2005 đến nay, các bon, làng ở xã Tâm Thắng không có người nào vượt biên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định; không khí các bon, làng luôn đầm ấm.

Nói về những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Đội công tác 386, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tâm Thắng Trần Thế Quang cho biết: Đội công tác 386 thật sự là chỗ dựa của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Những việc làm thắm đượm nghĩa tình quân dân của các cán bộ, chiến sĩ không chỉ tô thắm thêm hình ảnh anh &#39Bộ đội Cụ Hồ&#39 mà còn góp phần quan trọng đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào; đấu tranh làm thất bại âm mưu &#39diễn biến hòa bình&#39 của các thế lực thù địch; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và đưa các phong trào quần chúng ở địa phương đi vào nền nếp. Nhờ vậy, nhiều năm qua, Tâm Thắng được công nhận là xã văn hóa, đồng bào các dân tộc trong xã luôn phát huy truyền thống đoàn kết, chung tay làm ăn, xây dựng buôn, làng ngày càng no ấm.

Theo Nhandan