LSO- Những ngày của năm cũ đang dần trôi, vợ chồng anh Vi Văn Soạn, thôn Cây Hồng, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng nhanh tay hoàn thành nốt phần việc dở dang của cái chuồng nho nhỏ để sau tết bắt thêm đôi lợn. Năm nay lợn được giá, nếu có kế hoạch tốt và phòng trừ dịch bệnh chu đáo cũng có chút thu nhập đong gạo hằng tháng “bù” lại diện tích đất mà Nhà nước đã thu hồi…Thợ trẻ Nhà máy Xi măng Đồng Bành Ảnh: VŨ LÊ MINHCách đây tròn 5 năm, năm 2005, nghe Nhà nước phổ biến về quy hoạch cụm công nghiệp mà trước hết là Nhà máy xi măng Đồng Bành, cũng như hầu hết các hộ dân ở thôn Cây Hồng này, gia đình anh Soạn không khỏi tâm tư. Làm nghề nông đã bao đời, các thế hệ nối nhau bươn trải với đất để xây dựng cơ nghiệp. Từ chuyện nhà cửa, cưới xin đến chuyện học hành của con cái đều dựa vào hoa lợi của mấy sào ruộng và thửa vườn. Người nhà quê vốn ngại sự thay đổi, nay phải chuyển toàn bộ nhà...
LSO- Những ngày của năm cũ đang dần trôi, vợ chồng anh Vi Văn Soạn, thôn Cây Hồng, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng nhanh tay hoàn thành nốt phần việc dở dang của cái chuồng nho nhỏ để sau tết bắt thêm đôi lợn. Năm nay lợn được giá, nếu có kế hoạch tốt và phòng trừ dịch bệnh chu đáo cũng có chút thu nhập đong gạo hằng tháng “bù” lại diện tích đất mà Nhà nước đã thu hồi…
.jpg)
Thợ trẻ Nhà máy Xi măng Đồng Bành
Ảnh: VŨ LÊ MINH
Cách đây tròn 5 năm, năm 2005, nghe Nhà nước phổ biến về quy hoạch cụm công nghiệp mà trước hết là Nhà máy xi măng Đồng Bành, cũng như hầu hết các hộ dân ở thôn Cây Hồng này, gia đình anh Soạn không khỏi tâm tư. Làm nghề nông đã bao đời, các thế hệ nối nhau bươn trải với đất để xây dựng cơ nghiệp. Từ chuyện nhà cửa, cưới xin đến chuyện học hành của con cái đều dựa vào hoa lợi của mấy sào ruộng và thửa vườn. Người nhà quê vốn ngại sự thay đổi, nay phải chuyển toàn bộ nhà cửa với một gia đình 3 thế hệ, ai mà chẳng thấy chạnh lòng. May mà Nhà nước “tính” giá đền bù cũng kha khá và gia đình anh cũng còn thửa vườn tạp nằm ngoài mặt bằng nhà máy. “ Thời cơ” đến, cầm 1,8 tỷ đồng trong tay, anh đã có điều kiện thực hiện một cuộc “đổi mới toàn diện”. Định bán quách khung gỗ kẻ truyền của ngôi nhà cũ để “lên đời” một thể, song ông cụ góp ý nên để lại; thế là thuê thợ cẩn thận dỡ và đánh dấu từng mộng cột, đánh vécni sáng bóng và nâng thêm để cột cao lên…Sau hơn 1 năm vật lộn với chuyện nhà cửa, nay gia đình anh đã có một cơ ngơi thuộc diện nhất thôn với 3 gian nhà gỗ tốt liền kề với “đơn nguyên” hai tầng hiện đại, tiện nghi đầy đủ, sân gạch vuông đỏ au, hàng cau đang lớn… Số tiền đền bù, trừ làm nhà cửa, gửi tiết kiệm lấy lãi dùng sinh hoạt hàng ngày, anh chị đầu tư cho con học hành để chuyển đổi nghề nghiệp. Người con lớn sau một thời gian đi học trường nghề được nhận vào làm việc tại Công ty xi măng, cơm nhà việc xí nghiệp, làm theo ca kíp, hưởng theo sản phẩm… Sau mấy năm trời vất vả, nay đã “an cư lạc nghiệp”, thỏa lòng các bậc sinh thành, con cái “ngẩng cao đầu” trước thiên hạ, anh chị cũng chẳng mong muốn gì hơn.
.jpg)
Phát triển mô hình kinh tế vườn rừng ở huyện Chi Lăng
Ảnh: THẾ BẢO
Dự án nhà máy xi măng Đồng Bành đã “ngốn” của thị trấn Chi Lăng gần 70 ha đất, trong đó có gần 3,5 ha đất nông nghiệp, số còn lại là đất ở, đất vườn…Tuy toàn là hạng “nhất đẳng điền” đất 2 vụ lúa, đất vườn với cây na đặc sản; song thấm nhuần chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa- hiện đại hóa, người nông dân thị trấn sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng để một nhà máy xi măng hiện đại với công suất gần 1 triệu tấn/ năm ra đời. Đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn cho rằng, vì sự nghiệp CNH-HĐH, người dân không thể “ngoảnh mặt làm ngơ” với dự án này. Đồng chí cũng khẳng định chính dự án xi măng sẽ là sự mở đầu cho một loạt dự án khác tại khu công nghiệp Đồng Bành. Nó sẽ góp phần giải quyết rất nhiều vấn đề, từ thay đổi nhận thức và hành động về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề, đến việc giải quyết vấn đề lao động, xóa đói giảm nghèo, và kích thích sự phát triển của y tế, giáo dục cũng như nhiều mặt về an sinh xã hội. Một ví dụ đơn giản, nếu trước đây, trên 200 lao động trẻ của địa phương chỉ “quẩn quanh” trên ruộng đồng với thu nhập thấp, hoặc phải vào tận các khu công nghiệp phía Nam làm ăn, thì nay họ đã có thể đàng hoàng trở thành những anh những chị công nhân đứng trong một dây chuyền sản xuất hiện đại với mức lương trung bình từ 2-3 triệu đồng/ tháng. Từ “ gương” của lớp đàn anh, việc học hành của con em trên địa bàn được quan tâm hơn, đọc thông báo tuyển dụng lao động của Công ty xi măng, nhiều gia đình cảm thấy tiếc nuối vì trước đây đã không lo cho con ăn học đến nơi đến chốn để có được tấm bằng tốt nghiệp lớp 12. Trường THPT khu vực Đồng Bành dù mới thành lập nhưng đã thu hút gần 100% con em nhân dân thị trấn vào học tập, và như vậy, thị trấn đang đứng trước cơ hội hoàn thành phổ cập THPT trong một tương lai gần. Dù vẫn còn nhiều gian khó trong một cuộc “ chuyển dịch lịch sử”, dù vẫn còn băn khoăn về giá cả đền bù, song quyết tâm của chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân đã tạo điều kiện cho nhà máy xi măng đi vào sản xuất và gặt hái được “ lứa quả ngọt” đầu tiên. Nếu những tết trước, người dân trong diện di dời phải vừa ăn tết vừa làm nhà, thì tết này bà con đã đàng hoàng trong những ngôi nhà hiện đại, khang trang. Nếu những mùa xuân xưa, xen trong câu chúc tụng, bà con bàn chuyện lo công ăn việc làm cho con cái; thì tết này, gần 200 công nhân trẻ người địa phương không những không phải xin tiền bố mẹ để tiêu tết, mà ngược lại còn góp phần cùng gia đình chăm lo cho một cái tết đàng hoàng hơn.
Một vùng đất vang bóng một thời chống quân xâm lược, cửa ngõ một vùng na đặc sản bước vào xuân mới với hệ thống băng chuyền “vắt” ngang quốc lộ. Gần và xa là những ngôi nhà cao tầng còn sáng màu sơn mới. Đất lịch sử đã sang xuân với những nụ, những chồi của sự nghiệp công nghiệp hóa.