Chủ nhật,  28/05/2023

Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động

LSO-Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động, Tỉnh uỷ đã có Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2006-2010”, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho người học, kết hợp với dự án “tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo được trung ương phân bổ kinh phí thực hiện dự án với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí của các tổ chức khác.Dạy nghề trồng nấm cho người lao động thuộc hộ nghèo xã Quang Lang, huyện Chi LăngThực trạng về công tác dạy nghềHiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 16 cơ sở dạy nghề và cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề, 374 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có 274 giáo viên dạy nghề. Theo đánh giá, 100% giáo viên dạy nghề có nghiệp vụ sư phạm từ bậc 1 trở lên, tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại...

LSO-Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo nghề của thị trường lao động, Tỉnh uỷ đã có Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2006-2010”, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ cho người học, kết hợp với dự án “tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục – đào tạo được trung ương phân bổ kinh phí thực hiện dự án với tổng kinh phí gần 40 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí của các tổ chức khác.
Dạy nghề trồng nấm cho người lao động thuộc hộ nghèo xã Quang Lang, huyện Chi Lăng
Thực trạng về công tác dạy nghề
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 16 cơ sở dạy nghề và cơ sở có tham gia hoạt động dạy nghề, 374 cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có 274 giáo viên dạy nghề. Theo đánh giá, 100% giáo viên dạy nghề có nghiệp vụ sư phạm từ bậc 1 trở lên, tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học chiếm trên 17,07%, đại học và cao đẳng chiếm 80%. Tuy nhiên, lực lượng giáo viên này vẫn chưa phải là “hùng hậu” và đáp ứng đủ nhu cầu dạy nghề trên địa bàn tỉnh ta. Bởi so với quy định và quy mô đào tạo hiện nay thì giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề của tỉnh đang thiếu gần 200 người. Vì theo Quyết định 71/2008/QĐ-BLĐTBXH thì tỷ lệ quy đổi là 20 học sinh/1 giáo viên. Hơn nữa, tại các Trung tâm dạy nghề cấp huyện, hiện nay do một số Trung tâm mới thành lập nên đội ngũ cán bộ quản lý là kiêm nhiệm và giáo viên chủ yếu là hợp đồng, mời giảng, thỉnh giảng. Thống kê về cơ sở vật chất, hiện nay, toàn tỉnh đã có 4/10 trung tâm dạy nghề được đầu tư phòng lớp học và thiết bị thực hành đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, các trung tâm còn lại đang được đầu tư xây dựng. Đối với chương trình, giáo trình đào tạo nghề, chủ yếu các chương trình, giáo trình được đầu tư biên soạn, chỉnh sửa, thống nhất phù hợp với đặc điểm, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh ta. Hiện nay, tỉnh đã ban hành 28 bộ chương trình, giáo trình và đưa vào giảng dạy từ năm 2010, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.
Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
Theo thống kê bước đầu, chương trình đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh ta đã đạt được những kết quả tích cực. Tính từ năm 2006-2010, toàn tỉnh đã đào tạo được 39.750 lượt người, trong đó có trên 4.000 người học 2 nghề khác nhau, 7.096 học viên là đối tượng người nghèo. Riêng trong năm 2010, toàn tỉnh đã đào tạo được trên 9.000 người, trong đó 500 người học trung cấp nghề, 1.500 người học sơ cấp nghề, còn lại là số đối tượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trên thực tế hiện nay, số lao động sau đào tạo của tỉnh ta bước đầu đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, tạo điều kiện để các hộ gia đình biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm hàng hoá, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế vươn lên làm giàu. Từ đó góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 82%. Đồng thời lao động đào tạo nghề đã góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn dưới 4%. Qua công tác dạy nghề đã làm thay đổi nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền ở cơ sở về tầm quan trọng của việc học nghề, từ đó công tác chỉ đạo, điều hành sát với thực tế, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội chung của địa phương.
Lời kết

Mặc dù đã nhìn thấy những mặt tích cực cũng như lợi ích thiết thực của việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, song việc thực hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Hiện nay, cơ cấu ngành nghề của tỉnh ta chưa hợp lý, chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu. Công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, do đó một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, nhân dân và người lao động chưa hiểu rõ các chính sách của Nhà nước về dạy nghề. Thực tế hiện nay dạy nghề vẫn chủ yếu theo hướng cung, thiếu sự phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, trong khi đó công nghiệp của tỉnh chưa phát triển. Một khó khăn nữa chính là công tác xã hội hoá dạy nghề còn chậm, các cơ sở dạy nghề ngoài công lập trên địa bàn tỉnh ta chưa phát triển. Để công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trở nên thuận lợi, hiệu quả thì cần giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trên. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần thời gian, quá trình và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, đặc biệt là chính bản thân người lao động ý thức được việc học nghề là chìa khoá mở cánh cửa việc làm trong tương lai.

Thanh Huyền