Thứ hai,  27/03/2023

Bức xúc từ vùng mía Hàm Trí

Từ trước Tết Tân Mão đến nay, nhiều hộ trồng mía ở thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) bức xúc trước việc mía đã héo khô trên ruộng, nhưng các công ty mía đường lại thu mua, vận chuyển một cách cầm chừng, chậm chạp...Tại thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), còn gọi là vùng 'Cây Da, Dốc Gáo', hai ngày qua, bà Nguyễn Thị Hoa vẫn còn thất thần vì 3,5 ha mía cháy rụi vào đầu buổi chiều 24-2. Đối tượng đốt mía đã được Công an huyện Hàm Thuận Bắc điều tra làm rõ, nhưng sự lo lắng, bức xúc của gia đình bà Hoa vẫn còn đó. Theo bà Hoa, đến cuối tháng 2-2011, mía của gia đình bà và nhiều bà con khác đã vượt độ tuổi có thể thu hoạch bốn, năm tháng, nhưng vẫn còn 'đứng' trên ruộng. Từ giữa tháng 12-2010, bà Hoa đã liên hệ với Công ty liên doanh TNHH Mitr Kasetr Thuận Phước (Nhà máy đường Thuận Phước), bên A trong hợp đồng kinh tế 'đầu tư trồng mía', để thu hoạch, nhưng nhà máy cứ lần...

Từ trước Tết Tân Mão đến nay, nhiều hộ trồng mía ở thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) bức xúc trước việc mía đã héo khô trên ruộng, nhưng các công ty mía đường lại thu mua, vận chuyển một cách cầm chừng, chậm chạp…
Tại thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), còn gọi là vùng &#39Cây Da, Dốc Gáo&#39, hai ngày qua, bà Nguyễn Thị Hoa vẫn còn thất thần vì 3,5 ha mía cháy rụi vào đầu buổi chiều 24-2. Đối tượng đốt mía đã được Công an huyện Hàm Thuận Bắc điều tra làm rõ, nhưng sự lo lắng, bức xúc của gia đình bà Hoa vẫn còn đó. Theo bà Hoa, đến cuối tháng 2-2011, mía của gia đình bà và nhiều bà con khác đã vượt độ tuổi có thể thu hoạch bốn, năm tháng, nhưng vẫn còn &#39đứng&#39 trên ruộng. Từ giữa tháng 12-2010, bà Hoa đã liên hệ với Công ty liên doanh TNHH Mitr Kasetr Thuận Phước (Nhà máy đường Thuận Phước), bên A trong hợp đồng kinh tế &#39đầu tư trồng mía&#39, để thu hoạch, nhưng nhà máy cứ lần lữa, dùng dằng đến tận giờ. Từ ruộng về nhà máy ở thị trấn Ma Lâm cùng huyện Hàm Thuận Bắc chỉ khoảng hơn 20 km, có đường nhựa hẳn hoi, chứ chẳng phải xa xôi, cách trở gì. Bà Hoa cho biết thêm: &#39Từ trước Tết đến giờ, không ngày nào mà chúng tôi không phập phồng lo mía bị cháy và rồi điều đó cũng không tránh khỏi…&#39.
Thực hiện đúng theo sự thống nhất của hai bên trong hợp đồng, trước khi chặt 3,5 ha mía bị cháy, gia đình bà Hoa (bên B) đã liên hệ ngay với bên A để cùng phối hợp thu hoạch, tiêu thụ. Với 3,5 ha mía, dự kiến trong niên vụ 2009-2010, gia đình bà Hoa sẽ thu hoạch được khoảng 250 tấn mía tại ruộng. Theo nhiều bà con trồng mía, khi mía bị cháy, nếu kịp thu hoạch ngay, thì bà con cũng đã bị thiệt khoảng 30%, càng kéo dài, bà con càng bị thiệt thòi lớn hơn. Thế nhưng, đến sáng 28-2, Nhà máy đường Thuận Phước chỉ mới vận chuyển được từ ruộng nhà bà Hoa khoảng hơn 50 tấn mía.
Tìm hiểu thêm tại vùng &#39Cây Da, Dốc Gáo&#39, chúng tôi biết trường hợp giải quyết rủi ro cho gia đình bà Hoa còn được sớm hơn so trường hợp khác. Cụ thể như gia đình chị Đỗ Thị Dư bị cháy tám sào mía đã hơn 10 ngày, nhưng hiện tại, khá nhiều mía cây đã chặt vẫn còn nằm tại ruộng, nhiều cây đã bắt đầu khô quắt lại như… củi. Chị Dư cho biết: Khi còn tươi, cân thử 10 cây mía, đạt tổng trọng lượng gần 25 kg, đến giờ, 10 cây mía bị cháy và phơi nắng hơn 10 ngày, chỉ còn khoảng sáu, bảy kg.
Không chỉ đối với mía bị cháy, mà nhiều hộ, dù đã báo thu hoạch mía, vẫn không được nhà máy vận chuyển kịp thời. Hộ bà Đoàn Thị Hồng đã chặt hết 1,6 ha mía, nhưng nhà máy chỉ mới chở được hai chuyến, khoảng 19 tấn, vẫn còn khoảng 60 đến 70 tấn mía bị phơi nắng tại ruộng hơn năm ngày. Cá biệt, hộ bà Nguyễn Thị Lập đã chặt ba sào trên tổng diện tích 1,5 ha, đã gần 20 ngày mà mía vẫn còn nằm tại ruộng…

Ruộng mía đang trong thời kỳ thu hoạch ở xã Hàm Trí,huyện Hàm Thuận Bắc(Bình Thuận) bị lửa thiêu rụi

Theo hợp đồng, mía nguyên liệu từ đủ chín tháng tuổi đã có thể thu hoạch được. Thế nhưng, trong niên vụ 2009-2010, nhiều ruộng mía của bà con vùng &#39Cây Da, Dốc Gáo&#39 đã &#39neo&#39 đến 13, 14 tháng vẫn chưa được thu hoạch. Nóng ruột, bà con điện hỏi cán bộ địa bàn, thì được cho biết do không có xe chở, rồi do trục trặc kỹ thuật tại khâu tiếp nhận nguyên liệu tại nhà máy. Theo một cán bộ của Nhà máy đường Thuận Phước, niên vụ 2009-2010, nhà máy có hợp đồng đầu tư trồng 918 ha mía, đến nay, đã thu mua được khoảng 45%. Riêng khu vực &#39Cây Da, Dốc Gáo&#39, diện tích hợp đồng khoảng 70 ha và đã thu mua già hơn nửa. Rõ ràng, vẫn còn một bộ phận khá lớn người hợp đồng trồng mía đang ngày đêm phập phồng lo lắng với thành quả lao động của mình. Sự thiệt thòi của bà con ngày càng lớn, tương ứng với thời gian thu hoạch chậm trễ. Bà con không chỉ bị thiệt về sản lượng, chậm thời gian quay vòng sản xuất, mà còn gánh chịu cả chi phí nhân công chặt mía, bốc mía lên xe tại ruộng và nhiều chi phí khác đã tăng khá cao so trước Tết.
Mùa khô ở vùng miền núi Hàm Trí đã đến thời điểm gay gắt, nguy cơ cháy rừng đã ở mức báo động. Với những ruộng mía khô giòn chưa thu hoạch và nhất là những chân ruộng mía đã chặt &#39da beo&#39, nguy cơ phát cháy đang ở mức cực kỳ nguy hiểm. Đây không chỉ là sự bức xúc của người trồng mía, mà còn là nỗi lo thường trực của lực lượng phòng, chống cháy rừng mùa khô ở địa phương…
Mía là cây trồng quen thuộc lâu nay của bà con vùng &#39Cây Da, Dốc Gáo&#39. Tuy hiệu quả kinh tế chưa bằng một số cây trồng khác, nhưng cũng là nguồn thu &#39chắc gạo&#39 hằng năm của nhiều bà con nông dân ở đây. Nhìn nhận một cách khách quan, từ khi Nhà máy đường Thuận Phước hợp đồng với bà con đầu tư trồng mía, thì năng suất, sản lượng mía ở vùng này có tăng cao hơn trước, thu nhập của người trồng mía cũng được cải thiện khá hơn. Theo lão nông Dương Hoàng Anh, với hợp đồng trồng mía trong ba vụ (một vụ mía tơ và hai vụ mía gốc), nếu &#39thuận buồm, xuôi gió&#39, vụ đầu, bà con trồng mía có lãi khoảng 30 triệu đồng/ha, niên vụ thứ hai và thứ ba, lợi nhuận của bà con tăng hơn gấp đôi so vụ mía tơ.
Tuy vậy, khi nghiên cứu hợp đồng kinh tế được thống nhất ký kết giữa Nhà máy đường Thuận Phước với hộ bà Nguyễn Thị Hoa và một số hộ khác, chúng tôi nhận thấy có một số điều khoản, mà dường như người trồng mía đã phải &#39chấp nhận&#39 thiệt thòi từ khi ký kết. Điều lạ là các hợp đồng kinh tế này đều được UBND xã Hàm Trí chứng thực. Chẳng hạn, điều khoản liên quan đến thu hoạch: &#39Trước khi thu hoạch, mía phải đạt từ chín tháng tuổi trở lên (tính từ thời điểm trồng hoặc thu hoạch mía vụ trước)' rồi &#39Bên A sẽ thông báo thời gian nhận mía cho bên B trước bảy ngày, để bên B chuẩn bị thu hoạch&#39. Theo đó, rõ ràng, người trồng mía hết sức bị động trong khâu thu hoạch, vì từ thời điểm mía chín tháng tuổi kéo dài đến bao lâu, bà con không thể &#39chất vấn&#39 bên A được. Do đó, bên A, dù do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, cứ &#39túc tắc&#39 trong khâu thu mua mía, thì bên B cũng đành chịu. Trong khi đó, việc thu hồi vốn đầu tư thì bắt đầu &#39… từ khi bên B thu hoạch và bán mía cho bên A. Toàn bộ vốn đầu tư bao gồm lãi phát sinh trong vụ nào, bên A thu hồi dứt điểm vụ đó bằng cách khấu trừ tiền bán mía nguyên liệu&#39. Còn lãi suất đầu tư được tính: &#391,1%/tháng hoặc theo Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và được tính từ ngày nhận vốn đầu tư từng lần&#39. Như vậy, dù cho mía đã đến tuổi mà nhà máy chưa thu mua, thì kéo dài tháng nào, bà con cũng phải chịu lãi tháng đó…
Có thời điểm, cây mía ở xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc đã từng mang lại vị &#39đắng&#39 cho bà con nông dân. Vừa &#39ngọt&#39 được vài ba niên vụ đừng để mía &#39đắng&#39 trở lại. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội, ngành nông nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ hiệu quả hơn cho người trồng mía về các vấn đề pháp lý, kỹ thuật liên quan, để bà con nông dân không phải chịu thiệt đơn, thiệt kép, cứ mãi thắc thỏm âu lo trong thời điểm, lẽ ra là những ngày vui của mình.

Theo Nhandan