Thứ hai,  20/03/2023

Nâng cao nhận thức của cộng đồng, sử dụng hợp lý tài nguyên nước

LSO-Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Ở nước ta, hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Đối với Lạng Sơn, theo kết quả điều tra được đánh giá là một tỉnh nghèo nước nhất so với các tỉnh trong khu vực miền núi Trung du Bắc Bộ. Nguy cơ thiếu nước, nhất là sạch là vấn đề được quan tâm. Do đó chúng ta cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.Công trình nước sạch ở xã Hòa Bình, huyện Văn QuanThực trạng khai thácÔng Lương Văn Nhất, Trưởng phòng Tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có tổng số 37 đơn vị sản xuất đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Hoạt động khai thác, sử...

LSO-Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Ở nước ta, hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt.
Đối với Lạng Sơn, theo kết quả điều tra được đánh giá là một tỉnh nghèo nước nhất so với các tỉnh trong khu vực miền núi Trung du Bắc Bộ. Nguy cơ thiếu nước, nhất là sạch là vấn đề được quan tâm. Do đó chúng ta cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Công trình nước sạch ở xã Hòa Bình, huyện Văn Quan
Thực trạng khai thác
Ông Lương Văn Nhất, Trưởng phòng Tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có tổng số 37 đơn vị sản xuất đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước chủ yếu dưới 4 loại hình: Khai thác sử dụng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt đô thị; khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt nông thôn tập trung; khai thác sử dụng nước nhỏ lẻ hộ gia đình cá nhân. Hoạt động xả nước thải vào nguồn nước chủ yếu từ nước thải sinh hoạt khu đô thị tập trung; từ nước thải sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản; từ nước thải các bệnh viện khu vực. Hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất diễn ra tự phát, phổ biến ở khu vực thành phố và thị trấn các huyện”. Đối với nguồn nước mặt chủ yếu thuộc các công trình thủy lợi (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm các loại) do công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi quản lý; hệ thống các sông, suối được khai thác chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, một phần tạo nguồn cho công trình cấp nước sinh hoạt, phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Còn nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh được khai thác, sử dụng chủ yếu cho mục đích sinh hoạt. Tính đến nay, trong tỉnh đã có khoảng gần 4.000 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó bao gồm cả giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước tập trung, đường ống dẫn nước tự chảy, máng dẫn ở khe; trên 90% dân số được cấp nước sinh hoạt.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, lượng nước thường thiếu hụt vào mùa khô và cả mùa mưa cũng không hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau nhìn chung chất lượng nước mặt của tỉnh ta tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên,một số nơi ở khu vực đô thị, các hồ chứa nước gần khu dân cư có biểu hiện ô nhiễm nhẹ các hợp chất nitơ, chỉ tiêu vi sinh, ở một số nơi chưa đath quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Hơn nữa, một điều đáng quan tâm đó là: Trong các loại hình hoạt động trên, hiện đã có một số đơn vị khai thác tài nguyên nước có giấy phép khai thác theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn phần lớn các đơn vị không tuân thủ quy định của pháp luật. Hầu hết các đơn vị khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác nước phục vụ sinh hoạt nông thôn tập trung và hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất đầu chưa có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật tài nguyên nước hiện hành..
Cần nâng cao nhận thức của cộng đồng
Để bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, trong những năm qua Sở TN&MT đã chỉ đạo Phòng TN&MT các huyện, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tài nguyên nước với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền lồng ghép cùng các hội, đoàn thể; các hoạt đọng hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới… Cùng với đó, Sở còn tiến hành thanh, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn. Trong năm 2010, Sở TN&MT đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 34 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân đã có ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ nguồn nước nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tiết kiệm, có biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. Tuy nhiên, còn có một số đơn vị khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước chưa có giấy phép, còn biểu hiện coi thường pháp luật. Vì vậy, trong thời gian tiếp theo, các cơ quan chức năng, cần có nhiều hoạt động tuyên truyền chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này.

Đặc biệt, gần đây nhất là ngày Nước thế giới năm 2011, với chủ đề: “Nước cho phát triển đô thị”. Mục tiêu của ngày Nước thế giới năm nay nhằm tập trung sự chú ý của quốc tế vào các thách thức và sức ép ngày càng gia tăng tới nguồn nước từ quá trình đô thị hóa phát triển công nghiệp, những bất ổn do biến đổi khí hậu, thiên tai và các mâu thuẫn, thậm chí tranh chấp giữa các đối tượng sử dụng nước ở đô thị. Vì vậy, đối với tỉnh ta trong việc phát triển đô thị phải chú ý lồng ghép đến yếu tố tài nguyên nước trong quá trình đô thị hóa. Có nghĩa là phải chú ý đến khả năng của nguồn nước đáp úng các hoạt động sinh hoạt của đô thị, đồng thời phải bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên quý giá này.

Xuân Hương