Thứ sáu,  08/12/2023

Các địa phương tập trung phòng, chống sâu bệnh hại lúa

Hiện nay thời tiết nóng ẩm, mưa to, gió lớn thường xuyên đã làm gia tăng sâu bệnh hại lúa tại nhiều địa phương.Tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), các trà lúa đã xuất hiện sâu bệnh hại, đặc biệt là rầy với mật độ trung bình 200- 300 con/m2, nơi mật độ cao lên đến 600- 800 con/m2. Diện tích nhiễm 15 ha, tập trung chủ yếu trên trà lúa mùa sớm ở phần lớn các xã: Ngọc Sơn, Hoàng Thanh, Hòa Sơn, Lương Phong, Đoan Bái, Hợp Thịnh. Từ giữa tháng 8, bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã ra rộ tại Vĩnh Phúc với mật độ cao; trung bình từ 11-15 con/m2, nơi cao 20-30 con/m2, cục bộ có diện tích lên đến 100-150 con/m2, có thể gây cháy rầy cục bộ trong tháng 9 nếu không được tích cực phòng trừ. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã có thông báo khẩn yêu cầu trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố mở đợt cao điểm phòng trừ dịch. Tại Phú Thọ, bệnh bạc lá đã xuất hiện trên lúa tại các huyện Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Ba, Yên Lập,...

Hiện nay thời tiết nóng ẩm, mưa to, gió lớn thường xuyên đã làm gia tăng sâu bệnh hại lúa tại nhiều địa phương.

Tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), các trà lúa đã xuất hiện sâu bệnh hại, đặc biệt là rầy với mật độ trung bình 200- 300 con/m2, nơi mật độ cao lên đến 600- 800 con/m2. Diện tích nhiễm 15 ha, tập trung chủ yếu trên trà lúa mùa sớm ở phần lớn các xã: Ngọc Sơn, Hoàng Thanh, Hòa Sơn, Lương Phong, Đoan Bái, Hợp Thịnh. Từ giữa tháng 8, bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã ra rộ tại Vĩnh Phúc với mật độ cao; trung bình từ 11-15 con/m2, nơi cao 20-30 con/m2, cục bộ có diện tích lên đến 100-150 con/m2, có thể gây cháy rầy cục bộ trong tháng 9 nếu không được tích cực phòng trừ. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã có thông báo khẩn yêu cầu trạm bảo vệ thực vật các huyện, thị xã, thành phố mở đợt cao điểm phòng trừ dịch. Tại Phú Thọ, bệnh bạc lá đã xuất hiện trên lúa tại các huyện Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Ba, Yên Lập, Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ, TP Việt Trì. Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh khuyến cáo người dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm, chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp. Tỉnh Lào Cai có khoảng 150 ha lúa mùa chính vụ bị nhiễm sâu cuốn lá, trung bình 14 con/m2. Diện tích lúa nhiễm bệnh tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn và TP Lào Cai. Ở một số địa phương khác cũng bắt đầu xuất hiện lứa sâu cuốn lá thứ 6, mật độ phổ biến từ 1,5 đến 2 con/m2. Ở vùng cao xuất hiện rải rác một số bệnh và sâu hại thường gặp như đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, khô vằn, bọ xít dài. UBND tỉnh đã có công văn về việc tập trung chỉ đạo phòng, chống sâu bệnh hại trên lúa mùa. Tại một số huyện vùng thấp thuộc tỉnh Hà Giang như: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình… cũng đã xuất hiện loại sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên cây lúa mùa, với mật độ phổ biến từ 10 đến 15 con/m2, cao từ 30 đến 40 con/m2. Ngoài loại sâu cuốn lá, ở một số nơi còn xuất hiện sâu đục thân hai chấm, bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. UBND tỉnh có Công điện yêu cầu các huyện, thành phố và các ngành liên quan, chủ động phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu bệnh hại khác gây hại lúa vụ mùa.

Theo Nhandan