Thứ tư,  22/03/2023

Nơi hội tụ những hạt nhân văn nghệ quần chúng

LSO-Đã thành thông lệ, cứ 2 năm một lần, hội thi tiếng hát công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) toàn tỉnh lại được tổ chức và thu hút sự tham gia sôi nổi của đông đảo cán bộ, CNVCLĐ ở tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đây thực sự là một cuộc hội ngộ của những diễn viên không chuyên, những hạt nhân của phong trào văn hóa văn nghệ trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.Tiết mục tại hội thi tiếng hát CNVCLĐ tỉnh lần thứ VII, năm 2011Nếu trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” được ví như tiếng kèn xung trận, thúc giục toàn dân, toàn quân xông ra trận tuyến, đấu tranh giành độc lập dân tộc thì ngày nay, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc động viên người lao động hăng hái thi đua, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã luân...

LSO-Đã thành thông lệ, cứ 2 năm một lần, hội thi tiếng hát công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) toàn tỉnh lại được tổ chức và thu hút sự tham gia sôi nổi của đông đảo cán bộ, CNVCLĐ ở tất cả các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đây thực sự là một cuộc hội ngộ của những diễn viên không chuyên, những hạt nhân của phong trào văn hóa văn nghệ trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.
Tiết mục tại hội thi tiếng hát CNVCLĐ tỉnh lần thứ VII, năm 2011
Nếu trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” được ví như tiếng kèn xung trận, thúc giục toàn dân, toàn quân xông ra trận tuyến, đấu tranh giành độc lập dân tộc thì ngày nay, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc động viên người lao động hăng hái thi đua, đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã luân phiên tổ chức các hoạt động phong trào trong CNVCLĐ. Theo kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, năm chẵn tổ chức hội thi thể thao, năm lẻ tổ chức thi văn nghệ. Mới đây, trong 2 ngày 20 và 21/8/2011, hội thi Tiếng hát CNVCLĐ lần thứ VII đã được tổ chức và thành công tốt đẹp.
Để hội thi cấp tỉnh được diễn ra đúng theo kế hoạch, ngay những ngày đầu tháng 5, các đơn vị đã nhanh chóng chuẩn bị, tổ chức hội thi ở cấp cơ sở, lựa chọn những tiết mục và diễn viên thành lập đội tuyển, tham gia cấp tỉnh (tiêu biểu như: LĐLĐ thành phố, LĐLĐ huyện Chi Lăng). Ở một số cơ quan (Báo Lạng Sơn, Tỉnh đoàn…) vốn yên tĩnh, vào những ngày này, lại vang lên những giai điệu du dương, trầm hùng. Từ cán bộ, công chức viên chức đến công nhân, tất cả dường như bận rộn hơn. Ngoài những giờ làm việc, họ đã cùng nhau luyện hát, tập múa, chuẩn bị trang phục, đạo cụ… để tự tin bước lên sân khấu biểu diễn, đem đến cho khán giả những giai điệu hay, những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Dù công việc bề bộn là vậy, nhưng nét phấn khởi, tươi vui vẫn hiện rõ trên nét mặt mỗi người. Có lẽ tất cả đang dốc sức để giành được giải, mang vinh dự về cho đơn vị mình.
Chị Đồng Thị Hoa Sen, Phó Chủ tịch CĐCS Trường THCS Đồng Đăng cho biết, hội thi lần này đã tạo cơ hội để các chị giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các đoàn khác. Tuy giành được giải nhất toàn đoàn trong vòng thi cấp huyện nhưng các chị đã được thưởng thức nhiều tiết mục hay, độc đáo của các đội khác. Từ đó, các chị sẽ có thêm nhiều bài học bổ ích để làm phong phú hơn hoạt động VHVN của đơn vị mình trong thời gian tới Với tất cả nỗ lực của các thành viên tham dự cũng như ban tổ chức, hội thi tiếng hát CNVCLĐ tỉnh năm nay đã diễn ra thành công tốt đẹp với 81 tiết mục văn nghệ đặc sắc do hơn 350 diễn viên quần chúng biểu diễn. Bên cạnh những tiết mục hát tốp ca ca ngợi quê hương, đất nước được dàn dựng công phu như: Niềm tin ngày mới (Công đoàn viên chức), Chữ S Việt Nam (Viễn thông Lạng Sơn), còn có nhiều tiết mục độc đáo mang đậm bản sắc xứ Lạng (Lời then phố núi, Công pò công me, Đình Lập quê hương đổi mới…). Và những bài hát ca ngợi ngành nghề đã làm tăng niềm tự hào, tiếp thêm sức mạnh cho người lao động thêm yêu và gắn bó hơn với công việc chuyên môn của mình.
Đánh giá về chất lượng hội thi, bà Trần Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Trưởng Ban Giám khảo cho rằng, nhìn chung chất lượng nghệ thuật và tính thẩm mỹ của các tiết mục là tương đối tốt. Nhiều đoàn đã có sự đầu tư nghiêm túc về chất lượng, chuyên môn, cấu trúc chương trình hài hòa giữa thể loại và màu sắc; dàn dựng công phu biết kết hợp giữa hát múa và vũ đạo minh họa, trang phục đẹp đã làm tăng hiệu quả sân khấu. Bên cạnh đó vẫn còn những tiết mục chưa đạt do diễn viên chọn bài hát không phù hợp với chất giọng, múa phụ họa không “ăn nhập” với nội dung bài hát, chất lượng âm thanh của nhạc đệm kém… Hội thi lần này là một dịp tốt để các đoàn giao lưu, học hỏi, rút ra bài học kinh nghiệm, làm tốt hơn phong trào VHVN của đơn vị, địa phương mình và cho các hội thi lần sau thành công hơn.

Qua đó cho thấy, phong trào VHVN trong CNVCLĐ ngày càng phát triển rộng rãi và đi vào chiều sâu. Theo nhận định của ông Lô Tiến Sơn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Trưởng Ban tổ chức hội thi, mặc dù tình hình sản xuất, việc làm, đời sống trong CNVCLĐ còn một số khó khăn nhưng phong trào VHVN quần chúng ở các cơ quan, doanh nghiệp vẫn được củng cố và phát triển. Mọi hoạt động VHVN đã tập trung vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đấu tranh chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên CNVCLĐ hăng say lao động sản xuất, công tác và học tập.

Ngọc Hiếu