Thứ năm,  30/03/2023

Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh công tác phối hợp GPMB các dự án

LSO- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) là một khâu then chốt trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. Triển khai hiệu quả công tác này sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của một dự án. Thực tế, việc thực hiện bồi thường GPMB là công tác nhạy cảm, khó khăn phức tạp, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, linh hoạt ở những người thực hiện, vì GPMB liên quan đến nhiều đối tượng và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, trong những năm qua, Sở Giao thông vận tải với trách nhiệm được giao chủ đầu tư nhiều dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh đã luôn thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền các huyện trong GPMB các dự án xây dựng công trình giao thông. Mặt bằng vướng mắc tại dự án cải tạo nâng cấp QL 4BNăm 2011, Sở Giao thông vận tải đã và đang phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB 9 dự án...

LSO- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) là một khâu then chốt trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình. Triển khai hiệu quả công tác này sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của một dự án. Thực tế, việc thực hiện bồi thường GPMB là công tác nhạy cảm, khó khăn phức tạp, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, linh hoạt ở những người thực hiện, vì GPMB liên quan đến nhiều đối tượng và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, trong những năm qua, Sở Giao thông vận tải với trách nhiệm được giao chủ đầu tư nhiều dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh đã luôn thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền các huyện trong GPMB các dự án xây dựng công trình giao thông.




Mặt bằng vướng mắc tại dự án cải tạo nâng cấp QL 4B


Năm 2011, Sở Giao thông vận tải đã và đang phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB 9 dự án xây dựng công trình giao thông quan trọng. Trong đó có 3 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, 3 dự án sử dụng vốn ODA và 3 dự án vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, tổng vốn đầu tư được duyệt trên 1.000 tỷ đồng. Hầu hết các dự án được xây dựng ở khu vực khó khăn, trọng yếu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy, quá trình thực hiện các dự án cơ bản được triển khai với tinh thần khẩn chương, tuy nhiên với tính chất phức tạp của công tác GPMB, vì thế các dự án đều trong tình trạng dở dang, chậm tiến độ.

Với trách nhiệm là chủ đầu tư dự án, quá trình triển khai thực hiện đối với hạng mục GPMB, Sở Giao thông vận tải đã cử cán bộ tham gia thành viên Hội đồng bồi thường của huyện để tiến hành thực hiện các quy trình đền bù GPMB. Không những vậy, Sở cũng đã xây dựng kế hoạch làm việc với lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của UBND các huyện thống nhất phương pháp làm việc và giải pháp đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án. Đồng thời phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức họp dân, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về bồi thường GPMB. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp của công tác GPMB như, cơ chế chính sách về bồi thường của nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện, nhu cầu vốn cho dự án và khả năng cân đối bố trí từ ngân sách còn khó khăn đã dẫn tới công tác GPMB bị chậm so với kế hoạch. Tháo gỡ những khó khăn về mặt bằng để dự án đảm bảo tiến độ là việc luôn được chủ đầu tư quan tâm hàng đầu. Ông Tô Bắc Thái, Trưởng Ban quản lý dự án, Sở Giao thông vận tải cho biết, để có mặt bằng thi công, Ban cùng với chính quyền cơ sở vận động bà con trong vùng dự án thực hiện giao mặt bằng cho nhà thầu thi công trước và chi trả tiền đền bù sau. Cũng theo ông Thái, để công tác bồi thường GPMB được thuận lợi việc phối hợp giữa chủ đầu tư, UBND huyện và chính quyền cơ sở trong thực hiện đền bù cũng vô cùng quan trọng, vì nếu sự phối hợp thiếu nhịp nhàng và ách ở một khâu nào đó lập tức dự án bị chậm tiến độ.


Công Quân