Thứ sáu,  31/03/2023

Sẽ thiếu nguồn lực về chương trình phòng, chống HIV/AIDS

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2006 là hơn 424 tỷ đồng, trong đó từ nguồn viện trợ quốc tế là gần 330 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng kinh phí đã lên đến 694 tỷ đồng, trong đó 534 tỷ đồng là nguồn viện trợ quốc tế. Qua số liệu trên cho thấy, ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm, một số địa phương cũng đã có sự quan tâm đầu tư vốn đối ứng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương, phần lớn kinh phí các địa phương đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS là không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu kinh phí cần thiết cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010 vẫn thiếu hụt. Nếu như năm 2006 nhu cầu là 706 tỷ đồng, đáp ứng của ngân sách 424 tỷ đồng. Đến năm 2010, nhu cầu là 1.219 tỷ đồng, đáp ứng của ngân sách là 694 tỷ đồng, so sánh nhu cầu và...

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2006 là hơn 424 tỷ đồng, trong đó từ nguồn viện trợ quốc tế là gần 330 tỷ đồng. Đến năm 2010, tổng kinh phí đã lên đến 694 tỷ đồng, trong đó 534 tỷ đồng là nguồn viện trợ quốc tế. Qua số liệu trên cho thấy, ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm, một số địa phương cũng đã có sự quan tâm đầu tư vốn đối ứng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương, phần lớn kinh phí các địa phương đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS là không đáng kể. Trong khi đó, nhu cầu kinh phí cần thiết cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010 vẫn thiếu hụt. Nếu như năm 2006 nhu cầu là 706 tỷ đồng, đáp ứng của ngân sách 424 tỷ đồng. Đến năm 2010, nhu cầu là 1.219 tỷ đồng, đáp ứng của ngân sách là 694 tỷ đồng, so sánh nhu cầu và đáp ứng ngân sách là 56,93%.
Theo TS Nguyễn Thanh Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, việc đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2006 – 2010 được hình thành từ các nguồn như ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế và nguồn đóng góp của các cá nhân và tổ chức xã hội. Với tính chất của hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là hoạt động cấp bách, có tính chất liên ngành trong toàn quốc, cho nên trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Dự án phòng, chống HIV/AIDS hoạt động theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, gần 70% kinh phí dành cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS hiện nay do các tổ chức quốc tế tài trợ. Điều đó cũng sẽ là một thách thức lớn cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia trong bối cảnh nguồn hỗ trợ này đang có xu hướng giảm, nhất là khi nước ta đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.
Còn theo báo cáo phân tích tài khoản y tế quốc gia và tính bền vững của chương trình HIV/AIDS (NHA/HAPSAT) tại Việt Nam, ước tính nguồn lực tài chính 2011- 2015 theo bối cảnh chính sách trung bình khoảng hơn 220 triệu USD. Nếu tính đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu hụt gần 150 triệu USD cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS thời gian tới sẽ đương đầu với nhiều thách thức, trong đó có những thách thức làm thế nào để duy trì tính bền vững của chương trình, duy trì những thành quả mà chúng ta đạt được; tiếp tục mở rộng các dịch vụ về dự phòng và điều trị trong bối cảnh nguồn lực hạn chế.
Để bảo đảm đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS một cách toàn diện Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2331/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành Chương trình mục tiêu quốc gia độc lập. Do vậy, việc tiếp tục duy trì chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành chương trình mục tiêu quốc gia độc lập cho toàn bộ giai đoạn 2011 – 2015 cũng như việc tăng đầu tư ngân sách trong nước trong giai đoạn tới là một nhu cầu cấp thiết và rất cần được ưu tiên.


Theo Nhandan