Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử
07/10/2011 09:03
Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ trước)6- Lạng Sơn từ năm 1975 đến năm 1985.* Khôi phục cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1975 đến năm 1978.Ngày 30 - 4 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn hân hoan đón nhận tin vui đất nước thống nhất, chuẩn bị sẵn sàng bước vào xây dựng quê hương Xứ Lạng trong điều kiện cả nước có hòa bình.Nhà máy xi măng Đồng Bành- điểm nhấn ngành công nghiệp Lạng Sơn - Ảnh: N.NNgày 27 - 12 - 1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tháng 4 năm 1976, tỉnh Lạng Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao - Lạng.Ngày 29 - 12 - 1978, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định tách tỉnh Cao - Lạng trở lại thành 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, đồng thời quyết định sáp nhập huyện Đình Lập từ tỉnh Quảng Ninh vào...
Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử (Kỳ trước)
6- Lạng Sơn từ năm 1975 đến năm 1985.
* Khôi phục cải tạo và phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1975 đến năm 1978.
Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn hân hoan đón nhận tin vui đất nước thống nhất, chuẩn bị sẵn sàng bước vào xây dựng quê hương Xứ Lạng trong điều kiện cả nước có hòa bình.
![]() |
Nhà máy xi măng Đồng Bành- điểm nhấn ngành công nghiệp Lạng Sơn – Ảnh: N.N |
Ngày 27 – 12 – 1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tháng 4 năm 1976, tỉnh Lạng Sơn hợp nhất với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao – Lạng.
Ngày 29 – 12 – 1978, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định tách tỉnh Cao – Lạng trở lại thành 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, đồng thời quyết định sáp nhập huyện Đình Lập từ tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn.
* Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ từ năm 1979 đến năm 1985.
Ngày 17 – 2 – 1979, phía đối phương tiến hành lấn chiếm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, trong đó có khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn. Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn đã sát cánh cùng bộ đội biên phòng, bộ đội chủ lực, bẻ gẫy nhiều cuộc tấn công và làm chậm bước tiến đánh nhanh thắng nhanh của đối phương. Ngày 5 – 3 – 1979, quân dân ta giành thắng lợi, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới kết thúc. Trong cuộc chiến đấu này quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, nhiều đơn vị và cá nhân đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và ổn định sản xuất đời sống, đưa các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội đi vào nền nếp, xây dựng thế trận phòng thủ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới, tạo bước chuyển biến mới cho việc tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh thực hiện kế hoạch Nhà nước giai đoạn 1981 – 1986.
Từ năm 1981 đến năm 1985, sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm 3,9%. Cây công nghiệp ngắn ngày tăng 9%, đàn trâu tăng 1,8%, đàn bò tăng 6,1%, đàn lợn tăng 4,8%. Diện tích trồng rừng tăng được 12.000 ha. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 3,5%. Tổng sản phẩm xã hội tăng 6,9%, thu nhập quốc dân tăng 3,9%. Vốn đầu tư xây dựng là 260 triệu đồng, tăng 37,9% so với 5 năm trước.
Những kết quả đó đã tạo tiền đề cho Lạng Sơn bước vào xây dựng phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
7- Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
* Lạng Sơn trong giai đoạn 1986 – 2000.
Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn đã giành được những thành tựu nổi bật quan trọng. Kinh tế liên tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng đạt khá cao; GDP bình quân thời kỳ từ 1986 – 2000 tăng hàng năm 7,53%. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP chuyển dịch đúng hướng. Ngành nông lâm nghiệp giảm từ 63,17% năm 1986 xuống còn 51,07%; ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản tăng từ 8,32% năm 1986 lên 12,53%; ngành thương mại- dịch vụ tăng từ 28,51% năm 1986 lên 36,40%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2000 đã thực hiện được 828,84 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 124.724 tấn năm 1985 lên 206,213 tấn; bình quân lương thực người trên năm tăng từ 235kg năm 1985 lên 284,2 kg.
Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí cũ) giảm từ trên 40% năm 1985 xuống còn 11%. Độ che phủ rừng tăng từ 17% năm 1985 lên 33,88%. Tỷ lệ số xã có điện lưới quốc gia là 66,67%. Tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới tăng từ trên 20% năm 1985 lên 61%. Tỷ lệ số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam tăng từ 40% năm 1985 lên 94%. Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình Việt Nam tăng từ trên 10% năm 1985 lên 73%. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm là 100%. Số xã, phường, thị trấn có bác sỹ đạt 40,8%. Năm 1997, tỉnh được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.
![]() |
Quốc lộ 1A qua địa bàn thành phố Lạng Sơn được nâng cấp mở rộng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội – Ảnh: T.L |
Quốc phòng, an ninh được tăng cường củng cố, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.
Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường: Số lượng, chất lượng đảng viên, tổ chức Đảng và số Đảng bộ, chi bộ cơ sở đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh không ngừng tăng qua từng năm. Tổng số đảng viên tăng từ 20.000 năm 1986 lên 29.631 năm 2000. Vai trò, hiệu lực lãnh đạo và uy tín của Đảng được nâng cao; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với công cuộc đổi mới được củng cố vững chắc.
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp được kiện toàn củng cố, cải tiến lề lối làm việc, từng bước thực hiện cải cách hành chính, hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý, điều hành ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
(Còn nữa)