Thứ ba,  05/12/2023

Những tấm lòng vì người nghèo ở Kiên Giang

Buổi sinh hoạt của các cụ cao tuổi tại Nhà dưỡng lão TP Rạch Giá. Một mái ấm tình người, một thang thuốc trị bệnh hay chỉ là một bữa cơm từ thiện... đều thể hiện tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người. Những mô hình, những cách làm hiệu quả của các cấp, các ngành đã mang lại thành quả hết sức rõ rệt ở Kiên Giang, một tỉnh cực tây nam của Tổ quốc còn lắm khó khăn.Mái ấm đầy ắp yêu thươngNhà dưỡng lão TP Rạch Giá, ở khu phố 5, TP Rạch Giá (Kiên Giang), có diện tích gần 6.000 m2 với năm dãy nhà rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi và công trình phụ, một nhà lưu niệm, hội trường, nhà bếp, văn phòng... Công trình có tổng kinh phí xây dựng hơn năm tỷ đồng, tất cả đều bằng tiền vận động từ các nhà hảo tâm. Ni trưởng Thích Nữ Liễu Liên, trụ trì Tịnh xá Ngọc Hải, Trưởng ban bảo trợ nhà dưỡng lão chia sẻ: Hằng ngày đi trên các con phố, thỉnh thoảng chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh một cụ già...


Buổi sinh hoạt của các cụ cao tuổi tại Nhà dưỡng lão TP Rạch Giá.

Một mái ấm tình người, một thang thuốc trị bệnh hay chỉ là một bữa cơm từ thiện… đều thể hiện tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người. Những mô hình, những cách làm hiệu quả của các cấp, các ngành đã mang lại thành quả hết sức rõ rệt ở Kiên Giang, một tỉnh cực tây nam của Tổ quốc còn lắm khó khăn.

Mái ấm đầy ắp yêu thương

Nhà dưỡng lão TP Rạch Giá, ở khu phố 5, TP Rạch Giá (Kiên Giang), có diện tích gần 6.000 m2 với năm dãy nhà rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi và công trình phụ, một nhà lưu niệm, hội trường, nhà bếp, văn phòng… Công trình có tổng kinh phí xây dựng hơn năm tỷ đồng, tất cả đều bằng tiền vận động từ các nhà hảo tâm. Ni trưởng Thích Nữ Liễu Liên, trụ trì Tịnh xá Ngọc Hải, Trưởng ban bảo trợ nhà dưỡng lão chia sẻ: Hằng ngày đi trên các con phố, thỉnh thoảng chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh một cụ già lưng còng, tóc bạc, ăn mặc rách rưới, tay chống gậy, tay chìa bàn tay nhăn nheo, xương xẩu ra xin từng đồng bạc lẻ bố thí của thiên hạ, hay chìa sấp vé số ra, đôi môi mấp máy mời mọc, đôi mắt như van xin. Rồi khi màn đêm phủ xuống, ở một góc nhỏ nào đó dưới gầm cầu, hay một sạp bán thịt… một cụ già nằm co ro, run rẩy. Đó là những đối tượng mà nhà dưỡng lão chúng tôi nhận phụng dưỡng. Tất cả các cụ ở đây đều có những hoàn cảnh đáng thương như vậy: không nhà cửa, không con cái, không nơi nương tựa.

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều cụ đã rơm rớm nước mắt khi kể về quãng đời già yếu lang thang của mình. Có cụ vẫn còn con cái, nhưng vì một lý do riêng phải vào nhà dưỡng lão tá túc. Các cụ bảo: Sống trong nhà dưỡng lão nhưng chúng tôi được chăm sóc không khác ở nhà. Các nhân viên ở đây coi chúng tôi là cha, là mẹ, là người thân… Chúng tôi rất quý cái tình của các cháu và xem các cháu cũng như con cháu trong nhà. Cụ bà Nguyễn Thị Vân (85 tuổi) nói: Chúng tôi ở đây ăn, ngủ, sinh hoạt điều độ, ngăn nắp nên sức khỏe rất tốt. Sáng thức dậy tập dưỡng sinh, ăn sáng xong nhân viên y tế đến kiểm tra sức khỏe. Tối xem ti-vi, đến 21 giờ đi ngủ… Cuộc sống thật thanh thản.

Trước đây, mọi kinh phí hoạt động Nhà dưỡng lão đều tự lo liệu. Nhưng từ tháng 4-2008 đến nay, các cụ được Nhà nước cấp bảo hiểm y tế và được trợ cấp tiền ăn hằng tháng với khẩu phần ăn hai buổi/ngày. Ni trưởng Thích Nữ Liễu Liên cho biết thêm: Chăm sóc người già, cho nên chúng tôi rất quan tâm đến chất lượng của bữa ăn. Các nhà hảo tâm thường xuyên lui tới thăm nom, mua nhiều thực phẩm tươi sống, nên các món ăn thường xuyên được thay đổi đủ dinh dưỡng, giúp các cụ ngon miệng. Từ khi thành lập đến nay, mái ấm này đã tiếp nhận nuôi dưỡng 179 cụ. Có nhiều cụ già yếu, qua đời, 62 cụ đã về đoàn tụ vui vẻ cùng gia đình sau một thời gian sống tại đây. Hiện nhà dưỡng lão đang phụng dưỡng 30 cụ, với tuổi đời bình quân trên 70.

Những tấm lòng nhân ái

Cứ độ 7 giờ 30 phút sáng, gần mười hội viên Hội Chữ thập đỏ huyện Kiên Lương tập trung lại, lên đường vận động, quyên góp vật chất cho bếp ăn từ thiện của Bệnh viện Đa khoa Kiên Lương. Hôm nay, đoàn quyên góp tại chợ Tròn. Như đã biết trước, bà con tiểu thương và những người đi chợ đã chuẩn bị sẵn thực phẩm để ủng hộ. Người cho, người nhận đều vui vì chỉ là những món hàng hết sức bình thường nhưng lại giúp được nhiều người bệnh nghèo cùng thân nhân ấm bụng. Chị Nguyễn Việt Khởi, tiểu thương ở chợ Tròn bộc bạch: Tôi buôn bán ở đây hơn chục năm nay, nhưng từ khi Hội Chữ thập đỏ lập bếp cơm từ thiện đến nay, khi nào đoàn quyên góp đến tôi đều tình nguyện bớt một phần để giúp đỡ.

Để có được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con cho bếp ăn từ thiện như hôm nay không phải là điều dễ dàng. Những ngày đầu, mọi người chưa hiểu hết ý nghĩa tốt đẹp cho nên khi thấy người đi quyên góp thì né tránh, hoặc từ chối không cho, thậm chí có người còn xua đuổi. Tuy nhiên, những người đi quyên góp không tự ái, vẫn kiên trì, nhẫn nại. Dần dần mọi người dân hiểu ra, tự tuyên truyền cho nhau và nhiệt tình ủng hộ. Có nhiều gia đình, nhiều tiểu thương không đợi khi đoàn đến vận động mà tìm đến Hội Chữ thập đỏ huyện, bếp ăn để đóng góp. Anh Nguyễn Văn Dũng ở chợ Tròn ngày nào cũng góp hàng chục đến cả trăm kg rau tươi. Chị Nguyễn Thu Thủy ở khu phố Ba Hòn hằng ngày mang đến Huyện hội ủng hộ bếp ăn từ thiện từ 5 đến 7 kg mực tươi. Anh Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: Gia đình tôi chỉ buôn bán nhỏ, nhưng khi chia sẻ, làm vơi bớt khó khăn của người khác thì tôi cảm thấy rất vui.

Kể từ khi thành lập đến nay, bếp ăn từ thiện của Hội Chữ thập đỏ huyện Kiên Lương đã giúp đỡ hàng trăm bệnh nhân nghèo ốm đau, hoạn nạn. Trung bình mỗi năm bếp ăn phục vụ khoảng 50 nghìn suất cơm, cháo miễn phí, với số tiền tương đương 350 triệu đồng. Ông Keo Oong, một người bệnh điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Lương bày tỏ: Gia đình nghèo, nằm viện trong thời gian dài, nhà ở xa nên không có người đưa cơm đến. Tiền ăn hai người một ngày ba bữa ít nhất cũng 80 nghìn đồng, có khi còn tốn hơn tiền thuốc… Nhờ có cơm, cháo miễn phí nên bớt được rất nhiều chi phí để dành tiền trị bệnh…

Quyền Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang Lê Hoàng Nam cho biết, kết quả nổi bật trong công tác của Hội Chữ thập đỏ tỉnh trong năm năm qua là công tác chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng. Tỉnh hội kết hợp với lực lượng vũ trang, hội cơ sở và các Huyện hội tổ chức các đợt đi khám và cấp thuốc miễn phí cho gần 321 nghìn lượt người nghèo, trị giá hơn 4,5 tỷ đồng; tổ chức 167 tổ, phòng thuốc nam, bốc hơn bốn triệu thang thuốc, trị giá hơn 17 tỷ đồng; 16 bếp ăn miễn phí, phục vụ gần 3,2 triệu suất cơm, cháo, nước sôi, trị giá hơn 22 tỷ đồng… Những hoạt động đó đã và đang góp phần đáng kể vào việc chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh, giảm chi phí cho người bệnh và gia đình, nhất là người bệnh nghèo.

Theo Nhandan