Thứ năm,  07/12/2023

Lấy sức dân chăm lo cho dân

Lightbox linkNông dân xã Xuân Định đang thu hoạch rau cải. - Huy động nguồn lực của dân để xây dựng nông thôn mới (NTM) là kinh nghiệm của xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, địa phương đầu tiên của tỉnh Đồng Nai hoàn thành 19/19 tiêu chí (Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) sau ba năm triển khai xây dựng.Đổi thay nhờ xây dựng NTMĐến với Xuân Định hôm nay, hẳn nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của một xã thuần nông, mà chỉ cách đây hơn 3 năm, đời sống của phần lớn nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.Dẫn chúng tôi đi trên con đường nhựa hóa bê tông, hai bên đường nhà cửa được xây dựng mới khang trang, ông Bùi Trọng Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Định cho biết: “Điểm đổi thay rõ nét của Xuân Định hôm nay chính là đời sống của người dân ngày một nâng cao”.Hiện tại, xã Xuân Định không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2008, khi chưa xây dựng NTM. Qua đó,...
– Huy động nguồn lực của dân để xây dựng nông thôn mới (NTM) là kinh nghiệm của xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, địa phương đầu tiên của tỉnh Đồng Nai hoàn thành 19/19 tiêu chí (Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới) sau ba năm triển khai xây dựng.

Đổi thay nhờ xây dựng NTM

Đến với Xuân Định hôm nay, hẳn nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt” của một xã thuần nông, mà chỉ cách đây hơn 3 năm, đời sống của phần lớn nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường nhựa hóa bê tông, hai bên đường nhà cửa được xây dựng mới khang trang, ông Bùi Trọng Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Định cho biết: “Điểm đổi thay rõ nét của Xuân Định hôm nay chính là đời sống của người dân ngày một nâng cao”.

Hiện tại, xã Xuân Định không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 30,6 triệu đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2008, khi chưa xây dựng NTM. Qua đó, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng ngày một cải thiện.

Ông Phạm Văn Điêm, đã sống ở xã Xuân Định hơn 10 năm, vui mừng kể lại: “ Trước đây con đường mà các anh đang đứng lầy lội lắm, xe đi vào không được đâu. Mỗi lần bán chôm chôm, vú sữa là phải vận chuyển bằng xe thồ rất cực, thương lái không chịu vào mua, lại còn ép giá. Nhưng khi con đường được hình thành, tình trạng đã khác, xe chạy được tới vườn luôn. Mang lại nhiều lợi ích cho dân ở đây lắm”.

Từ phong trào hiến đất làm đường xây dựng NTM, đến nay, toàn bộ 63/63 tuyến đường giao thông của xã được nhựa hóa bê tông. Không chỉ dừng ở việc góp tiền, người dân còn tích cực đóng góp bằng nhiều hình thức như ngày công lao động, hiến đất làm đường. Điển hình, hộ ông Bùi Đức Công, đã tình nguyện hiến hàng trăm m2 đất vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch để xây dựng đường giao thông. Ông Công nói: “ Nhà nước có chương trình xây dựng NTM tôi thấy hay qúa, nên tôi đã sẵn sàng hiến hơn 200m2 đất vườn của tôi để làm đường, bởi chính sách này mang lại lợi ích cho dân nên tôi chẳng tiếc gì, ngược lại còn thấy vui nữa”.

Chính hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ đã giúp nông dân địa phương thuận tiện hơn trong việc giao thương, vận chuyển các loại nông sản từ vùng chuyên canh cây ăn trái đến các địa điểm thu mua trong vùng, không bị thương lái ép giá.

Huy động sức dân cùng xây dựng NTM

Để xây dựng NTM, chính quyền xã Xuân Định luôn lấy phương châm “lấy sức dân chăm lo cho dân” làm kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Ông Phạm Việt Hồng, ấp Bảo Thị, xã Xuân Định cho biết: “Khi chủ trương xây dựng NTM với các tiêu chí cụ thể được xã triển khai xuống các ấp, từng hộ gia đình, thấy đây là chủ trương lớn của Đảng hợp với lòng dân, thiết thực với cuộc sống nên người dân ai nấy đều ủng hộ nhiệt tình tham gia”.

Nhờ vận động tốt nguồn lực trong dân, chỉ trong thời gian ngắn, kết cấu hạ tầng, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện rõ nét. Chỉ tính riêng năm 2011, trong tổng vốn hơn 5,3 tỷ đồng đầu tư để xây dựng NTM, nông dân đã đóng góp tới 4,3 tỷ đồng.

Ông Bùi Trọng Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc cho biết thêm: “ Xác định để xây dựng thành công NTM, ngay từ ngày đầu, chúng tôi đã xác định phải dựa vào dân, phải làm sao để dân biết hiệu quả, mục tiêu của chương trình. Vậy nên, chúng tôi thường xuyên tổ chức tuyên truyền, họp lấy ý kiến người dân trước. Khi triển khai công việc, địa phương luôn theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Và để tạo đồng thuận, cũng phải chú ý làm cho dân hiểu, những công trình, chương trình này là để phục vụ cho dân hoàn toàn”.

Từ việc dân hiểu, đến việc dân đồng thuận cùng nhà nước xây dựng NTM thì thành công mang lại sẽ đạt hiệu quả cao và kinh tế phát triển bền vững. Cụ thể, từ việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp xã Xuân Định đã từng bước đi vào sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn. Chuyện nông dân ở xã vùng sâu, vùng xa này một năm thu nhập 200 triệu đồng/ ha đất nông nghiệp không còn là chuyện hiếm.

Các mô hình trồng sầu riêng, chôm chôm cao sản, ngô lai, rau sạch. mít… đã làm đời sống của nông dân nơi đây ngày một phát triển. Ngoài ra, Xuân Định còn phát triển khá mạnh nghề trồng nấm mèo theo phương pháp bán công nghiệp hàng năm cung cấp ra thị trường 380 tấn, bằng phương thức đóng bịch bằng máy vừa tiết kiệm hơn 80% lao động vừa cho chất lượng cao hơn.

Thành công của xã Xuân Định được xem là một động lực, và để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các địa phương khác tại tỉnh Đồng Nai trong công cuộc thay đổi bộ mặt nông thôn truyền thống như hiện nay. Sau Xuân Định, trong thời gian tới, Đồng Nai xác định tiếp tục ưu tiên ngân sách đầu tư hơn nữa cho khu vực thôn để đến năm 2015 có bảy xã đạt các tiêu chí NTM.

Theo Nhandan