Thứ năm,  23/03/2023

Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang. - Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với những mục tiêu chung, trong đó có những mục tiêu đang là vấn đề "nóng" như mất cân bằng giới tính khi sinh chưa khắc phục được. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn đồng chí Tổng Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) Dương Quốc Trọng, chung quanh vấn đề nói trên.Phóng viên (PV): Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) DS - KHHGĐ giai đoạn 2012-2015, xin đồng chí cho biết, mục tiêu chính của chương trình này là gì?Đồng chí Dương Quốc Trọng: Ngày 31-8-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1199/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015. Theo đó, chương trình có ba mục tiêu căn bản: Thứ nhất, Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, không để mức sinh quá cao, hoặc tăng sinh trở lại nhưng cũng không được để mức sinh rơi xuống quá thấp. Chiến lược Dân số -...

Chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang.
– Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với những mục tiêu chung, trong đó có những mục tiêu đang là vấn đề “nóng” như mất cân bằng giới tính khi sinh chưa khắc phục được. Phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn đồng chí Tổng Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) Dương Quốc Trọng, chung quanh vấn đề nói trên.

Phóng viên (PV): Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) DS – KHHGĐ giai đoạn 2012-2015, xin đồng chí cho biết, mục tiêu chính của chương trình này là gì?

Đồng chí Dương Quốc Trọng: Ngày 31-8-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1199/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015. Theo đó, chương trình có ba mục tiêu căn bản: Thứ nhất, Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, không để mức sinh quá cao, hoặc tăng sinh trở lại nhưng cũng không được để mức sinh rơi xuống quá thấp. Chiến lược Dân số – SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã đặt ra mục tiêu giảm sinh xuống còn 1,9 con vào năm 2015 và xuống còn 1,8 con vào năm 2020. Với mức sinh này, chúng ta sẽ có một cơ cấu dân số hợp lý nhất, bảo đảm được sự cân đối hài hòa giữa các độ tuổi, kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”; làm chậm lại thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa dân số” sang giai đoạn “dân số già”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ an sinh xã hội một cách tốt hơn, phát huy và chăm sóc người cao tuổi tốt hơn. Thứ hai, “khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh”. Đây thật sự là vấn đề nan giải. Vấn đề này không chỉ “nóng” tại các diễn đàn của ngành dân số – y tế mà “nóng” tại các diễn đàn của Quốc hội và Chính phủ. Từ năm 2006 trở đi, tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai trên 100 trẻ gái khi sinh) đã ở mức mất cân bằng và luôn hơn 110 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm 2010 là 111,2 trẻ trai/100 trẻ gái, năm 2011 là 111,9 trẻ trai/100 trẻ gái và năm 2012 là 112,3 trẻ trai/100 trẻ gái. Thứ ba, “nâng cao chất lượng dân số về thể chất, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Sẽ là vô cùng may mắn cho sự phát triển của bất cứ quốc gia nào nếu dân số của quốc gia đó đang ở thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Việt Nam là một trong số những quốc gia may mắn đó. Chúng ta đang ở thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức là số người trong độ tuổi lao động cao gấp đôi số người ngoài độ tuổi lao động. Tuy nhiên, chúng ta mới có cơ hội vàng về số lượng còn biến lợi thế về số lượng sang “chất lượng vàng” thì cần phải đẩy nhanh và nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực của ta còn hạn chế. Tầm vóc, thể lực, sức bền, học vấn, kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý của người Việt Nam còn thua kém nhiều nước và ngay cả trong khu vực.

PV: Các số liệu mà CTMTQG đưa ra được thực hiện trong giai đoạn 2012-2015 rất ấn tượng, có những nội dung đạt từ 90 đến 100% vào năm 2015. Theo đồng chí, Bộ Y tế sẽ dựa vào những tiêu chí nào để hoàn thành?

Đồng chí Dương Quốc Trọng: Những chỉ tiêu cụ thể trong từng dự án thành phần đó hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi đề xuất CTMTQG giai đoạn 2012-2015, Bộ Y tế đã đánh giá những kết quả đạt được của giai đoạn 2006 – 2010, phân tích những vấn đề dân số và kinh tế – xã hội có liên quan trong hiện tại và đến năm 2015, từ đó tham mưu với Thủ tướng Chính phủ đề ra những nội dung, mục tiêu của chương trình cần đạt được vào năm 2015. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, công tác DS – KHHGĐ là một cuộc vận động lớn mà toàn Đảng, toàn dân ta đồng lòng thực hiện. Việc xác định chỉ tiêu cần đạt vào năm 2015 phải bảo đảm tính khả thi. Hầu hết các chỉ tiêu cần đạt 90-100% là các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, vận động về chính sách

DS-KHHGĐ và nâng cao năng lực cơ sở y tế tuyến xã trong việc thực hiện một số biện pháp tránh thai. Đó là những nội dung mà chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được.

PV: Một trong những mục tiêu chính của chương trình là: Khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh không để vượt quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái. Đây đang là vấn đề nóng trong những năm qua, và Bộ Y tế thừa nhận cho đến thời điểm này chưa khắc phục được. Vậy thưa đồng chí, Bộ Y tế sẽ có giải pháp gì mạnh hơn để thực hiện vấn đề này?

Đồng chí Dương Quốc Trọng: Như trên chúng ta đã phân tích, hiện tượng nổi lên trong thập kỷ qua là tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh và luôn ở mức cao (hơn 110 trẻ trai/100 trẻ gái). Điều đáng nói là xu hướng của tỷ số này ngày một tăng và rất khó đưa về mức cân bằng tự nhiên ngay được. Chính vì thế, mục tiêu của chúng ta là khống chế tốc độ gia tăng của tỷ số giới tính khi sinh để không vượt quá 113 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2015. Để giải quyết vấn đề này, công tác DS – KHHGĐ sẽ tập trung thực hiện một số nội dung sau: Tăng cường tuyên truyền, vận động để làm thay đổi nhận thức và tư tưởng trọng nam; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; rà soát, bổ sung, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao vị thế phụ nữ, góp phần thực hiện bình đẳng giới; tăng mức đầu tư của Chương trình cho việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

PV: Xin cảm ơn đồng chí.

Theo Nhandan