Thứ hai,  20/03/2023

Hướng tới Mục tiêu thiên niên kỷ về vệ sinh môi trường

Người dân vùng cao tỉnh Lạng Sơn đã có nước sạch dùng trong sinh hoạt, bảo đảm sức khỏe và vệ sinh môi trường. Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường hướng tới Mục tiêu thiên niên kỷ, nước ta đã đạt được một số thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại sự khác biệt, khoảng cách giữa các nhóm dân cư, vùng, miền trong cả nước. Nhằm thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế, thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, cần có sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền và sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân trong lĩnh vực này.Hơn một thập kỷ đã trôi qua, kể từ khi "Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc" được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ với nỗ lực thống nhất quan điểm nhằm bảo đảm tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta. Năm trong số tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MTPTTNK) liên quan mật thiết đến sức khỏe đã trở thành...

Người dân vùng cao tỉnh Lạng Sơn đã có nước sạch dùng trong sinh hoạt, bảo đảm sức khỏe và vệ sinh môi trường.
Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường hướng tới Mục tiêu thiên niên kỷ, nước ta đã đạt được một số thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại sự khác biệt, khoảng cách giữa các nhóm dân cư, vùng, miền trong cả nước. Nhằm thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế, thời gian tới, bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, cần có sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, các cấp chính quyền và sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của người dân trong lĩnh vực này.

Hơn một thập kỷ đã trôi qua, kể từ khi “Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc” được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ với nỗ lực thống nhất quan điểm nhằm bảo đảm tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta. Năm trong số tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MTPTTNK) liên quan mật thiết đến sức khỏe đã trở thành định hướng cho hành động tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, Việt Nam dành nhiều sự quan tâm và chú trọng việc phân bố nguồn lực để xóa đói, giảm nghèo, phát triển xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Trải qua hơn hai phần ba chặng đường, đến năm 2015, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, hướng tới đạt được MTPTTNK liên quan đến y tế như: nâng cao sức khỏe bà mẹ; giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, trẻ sơ sinh; giảm ca nhiễm mới HIV… Với những thành tựu đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Mục tiêu thiên niên kỷ năm 2010, Việt Nam được xếp thứ sáu vì đạt được cả tiến bộ tuyệt đối và tương đối.

Thực hiện cam kết Mục tiêu thiên niên kỷ số bảy (MDG7) về bảo đảm bền vững về môi trường, Chính phủ đã xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Các mục tiêu của chương trình đề ra đến năm 2015 đó là: Về cấp nước, 85% số dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% số dân sử dụng nước đạt QCVN02:2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt). Đối với vệ sinh môi trường có 65% số hộ gia đình có nhà vệ sinh phù hợp và 100% số trạm y tế xã, phường và trường học có nhà vệ sinh phù hợp. Tổng số vốn đầu tư của chương trình là 27 nghìn tỷ đồng, trong đó có ba dự án là: dự án cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; vệ sinh nông thôn và nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát…

Kết quả cho thấy, đến hết năm 2011 đã có 92% số hộ gia đình đã được sử dụng nước sạch an toàn, tăng lên từ mức 78,7% vào năm 2000. Các hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch tăng từ 78% lên 89% trong thập kỷ vừa qua. Năm 2011, có 78% tổng số hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự khác biệt về tiếp cận nước sạch giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất thuộc các khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên là 80,7% và 86,1%. Mức độ tiếp cận nước sạch cao nhất là ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các vùng Đông Nam Bộ, tương đương với 99% và 98,4%. Trên phạm vi toàn quốc, có 93,8% số dân cư thành thị và 71,4% số dân nông thôn sử dụng nhà vệ sinh cải tiến. Tình trạng không có nhà vệ sinh chủ yếu xảy ra đối với người nghèo (22,9%) và các nhóm dân tộc thiểu số (27,5%)…

Nhằm duy trì những kết quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn, thách thức và hoàn thành mục tiêu MDG7 trong thời gian tới, cần phải có sự phối hợp gắn kết chặt chẽ của ngành y tế với các bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý tài chính, kỹ thuật, chính sách để thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu đã đề ra, cũng như nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc triển khai và thực hiện chương trình. Đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ và huy động các nguồn vốn hỗ trợ. Tập trung tìm những giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp để đạt hiệu quả, nhất là đối với các vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán của từng địa phương để đưa ra các mô hình nhà tiêu chi phí thấp và phù hợp với từng vùng, miền…

Bên cạnh đó, các địa phương triển khai có hiệu quả Phong trào Vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân. Thông qua phong trào này nhằm nâng cao nhận thức, cũng như đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn thể xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động vệ sinh đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình… Đồng thời, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cần tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là truyền thông trực tiếp tại các thôn, bản. Thông qua đội ngũ tuyên truyền viên tại các thôn, bản nhằm thúc đẩy nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, cũng như việc thực hành vệ sinh, sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân trên mọi miền đất nước.

Theo Nhandan