Thứ hai,  05/06/2023

Chủ động phòng trừ dịch hại lúa vụ đông xuân

Nông dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) phun thuốc trừ sâu cuốn lá cho lúa đông xuân. - Bão gần Biển Đông* Các tỉnh phía bắc mưa rét, vùng núi tiếp tục rét đậm, rét hạiSáng 25-12, một áp thấp nhiệt đới cuối mùa hình thành ở phía đông nam Phi-li-pin, đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Wukong. Bão cách đảo Min-đa-nao (Phi-li-pin) khoảng 170 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo, bão Wukong sẽ đi vào Biển Đông sau một đến hai ngày nữa. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km. Đến 13 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,8 độ vĩ bắc; 121,8 độ kinh đông, trên khu vực phía bắc biển Su-lu, cách phía bắc đảo Palawan (Phi-li-pin) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ),...

Nông dân xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) phun thuốc trừ sâu cuốn lá cho lúa đông xuân.

– Bão gần Biển Đông

* Các tỉnh phía bắc mưa rét, vùng núi tiếp tục rét đậm, rét hại

Sáng 25-12, một áp thấp nhiệt đới cuối mùa hình thành ở phía đông nam Phi-li-pin, đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Wukong. Bão cách đảo Min-đa-nao (Phi-li-pin) khoảng 170 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo, bão Wukong sẽ đi vào Biển Đông sau một đến hai ngày nữa. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 – 25 km. Đến 13 giờ ngày 26-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,8 độ vĩ bắc; 121,8 độ kinh đông, trên khu vực phía bắc biển Su-lu, cách phía bắc đảo Palawan (Phi-li-pin) khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10. Trong khoảng từ 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 13 giờ ngày 27-12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,0 độ vĩ bắc; 117,1 độ kinh đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 320 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11. Trong khoảng 48-72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, các tỉnh phía bắc chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu, sau được tăng cường yếu trở lại. Do vậy, khu vực này trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, cho nên khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, vụ đông xuân 2012 – 2013, khả năng mật độ và diện tích nhiễm một số sâu, bệnh hại chính như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng… có nguy cơ cao hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, bệnh lùn sọc đen trên lúa, ngô tại các tỉnh phía bắc vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Cục khuyến cáo ngành nông nghiệp các địa phương cần chỉ đạo quyết liệt và chủ động phòng trừ dịch hại.

Để bảo đảm đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vụ đông – xuân 2012- 2013, TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị phải thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, nguồn nước và tình hình thực tiễn để xây dựng, hoàn chỉnh phương án chống hạn. Tổng công ty Điện lực Hà Nội chủ động phối hợp các địa phương, đơn vị xây dựng phương án cấp điện hợp lý, ưu tiên nguồn điện ổn định cho các trạm bơm, nhất là các trạm bơm đầu mối như Sơn Đà, Trung Hà (Ba Vì), Phù Sa (Sơn Tây), Đan Hoài, Bá Giang (Đan Phượng), Hồng Vân (Thường Tín), La Khê (Hà Đông), Thụy Phú (Phú Xuyên).

Tại các huyện Lộc Bình, Tràng Định (Lạng Sơn), vụ đông 2012 có gần một nghìn ha đất bỏ hoang. Nguyên nhân là do thời tiết mưa rét kéo dài khiến người dân không thể làm đất cho kịp vụ, trong khi các huyện vẫn chưa có phương án chuyển đổi cây trồng. Vụ đông 2011-2012, trên diện tích đất này, người dân thu được hàng tỷ đồng nhờ trồng khoai tây. Năm nay, không sản xuất được đã gây thiệt hại lớn cho bà con.

Tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), người dân nuôi tôm đang treo ao hàng loạt vì cứ mỗi lần thả giống, tôm đều bị dịch bệnh và chết. Không chỉ ở vùng dự án nuôi tôm trên cát mà hàng trăm hộ nông dân nuôi tôm ven biển cũng đang gặp phải “trái đắng” qua nhiều mùa vụ nuôi tôm. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân và cách chữa bệnh thì nông dân phải chịu nợ đầm đìa vì dịch bệnh làm mất trắng.

Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng và lực lượng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất đồng loạt các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và ở các chợ trung tâm đầu mối trên địa bàn tỉnh nhằm siết chặt vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tiến hành rà soát các hoạt động vận chuyển, yêu cầu những người kinh doanh các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm phải bảo đảm đúng quy trình vận chuyển cũng như đăng ký điểm tại các chợ.

Tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đến năm 2020 với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh thực hiện quy hoạch bảo vệ tất cả diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng. Tỉnh cũng quy hoạch khoanh nuôi tái sinh 1.553 ha rừng; trồng 87.834,9 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất; cải tạo 5.004,2 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt, cải tạo 5.480,8 ha rừng đặc sản… Đồng thời, quy hoạch từ nay đến năm 2020, khai thác tổng sản lượng gần sáu triệu m3 gỗ.

Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đang triển khai chương trình trồng rừng tại khu bảo tồn biển Hòn Cau, phấn đấu đến năm 2015, đạt tổng diện tích 20 ha. Chương trình trồng rừng tại khu bảo tồn Hòn Cau mang tính chiến lược lâu dài nhằm thiết lập một khu rừng phòng hộ tập trung để nâng cao hiệu quả phòng hộ, nâng độ che phủ cho đảo, chắn gió, tích nước, cải thiện môi trường; đồng thời góp phần phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tỉnh Phú Yên đang khẩn trương giúp dân ứng phó với triều cường. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên tiếp tục huy động 40 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn bộ binh 85 để giúp bà con khắc phục hậu quả, dùng hàng nghìn bao cát để tạo tuyến đê tạm thời ở các khu vực sạt lở nghiêm trọng; giúp dân gia cố lại nhà, dựng tạm thời lại trụ điện có nguy cơ bị đổ và xử lý mặt đường Đinh Tiên Hoàng bị cát bồi lấp từ 0,2 đến 0,4 m. Mặc dù chính quyền địa phương cùng lực lượng vũ trang đã khẩn trương giúp dân di dời tài sản đến nơi an toàn nhưng có khả năng triều cường tiếp tục xảy ra, đe dọa tính mạng, tài sản của các hộ dân quanh vùng.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, do diễn biến bất thường của thời tiết nên các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà-phê đã chuyển trọng tâm sang tưới nước sớm cho hơn 520 nghìn ha cà-phê sau thu hoạch nhằm góp phần bảo đảm năng suất cho niên vụ sau. Đác Lắc, Lâm Đồng là hai địa phương có diện tích cà-phê nhiều nhất nước, ngoài việc sử dụng nguồn nước từ các công trình thủy lợi (hồ, đập), sông suối, các nông hộ sản xuất, kinh doanh cà-phê còn đầu tư hàng trăm triệu đồng để khoan, đào giếng chủ động nguồn nước tưới cho cà-phê.

Theo Nhandan